QĐND - Công nghệ sinh học (CNSH) đã mang lại những hiệu quả to lớn cho các lĩnh vực như: Nông nghiệp, quốc phòng-an ninh, bảo vệ môi trường..., trong đó nổi bật là lĩnh vực y tế. Nhận thức rõ giá trị của CNSH đối với đời sống xã hội, thời gian qua, Bệnh viện Trung ương Quân đội (TƯQĐ) 108 đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng CNSH trong khám, điều trị bệnh, giúp đem lại nhiều kết quả khả quan.
Thiết thực, hiệu quả
“Giờ phút đánh án, phải đối mặt với những tên tội phạm ma túy nguy hiểm, luôn có sẵn vũ khí nóng trong người và hành động vô cùng liều lĩnh nhưng chúng tôi thực sự không thấy sợ hãi và mệt mỏi như những giờ phút ngồi chờ đợi kết quả xét nghiệm phơi nhiễm HIV… Thật may mắn, nhờ có những xét nghiệm ứng dụng từ kỹ thuật CNSH của các bác sĩ Bệnh viện TƯQĐ 108 mà anh em chúng tôi đã rút ngắn được một nửa thời gian lo lắng trong khi chờ đợi kết quả…”. Đó là tâm sự của Thượng úy Trần Như Hoàn, Đội trưởng Đội Phòng, chống tội phạm ma túy và Trung úy Bùi Văn Hoàn, Trinh sát viên thuộc Đồn Biên phòng Ba Lạt (tỉnh Nam Định).
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vào ngày 19-6-2015, trong lúc tham gia phá Chuyên án 202B (tổ chức đấu tranh, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy), 2 cán bộ trên của Đồn Biên phòng Ba Lạt đã bị đối tượng tội phạm có nhiễm HIV liều lĩnh tấn công, dẫn đến bị thương và có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Ngay sau đó, các anh được đồng đội nhanh chóng chuyển về Bệnh viện TƯQĐ 108 để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tại đây, các bác sĩ của Khoa Sinh học phân tử (Bệnh viện TƯQĐ 108) đã sử dụng kỹ thuật NAT (Nucleic acid Amplification Technology) để xét nghiệm. Nhờ đó, chỉ 11 ngày sau, hai anh đã biết được kết quả chính xác không bị nhiễm HIV, thay vì phải chờ đợi tới gần một tháng như trước.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, vào ngày 19-6-2015, trong lúc tham gia phá Chuyên án 202B (tổ chức đấu tranh, bắt giữ đối tượng vận chuyển trái phép chất ma túy), 2 cán bộ trên của Đồn Biên phòng Ba Lạt đã bị đối tượng tội phạm có nhiễm HIV liều lĩnh tấn công, dẫn đến bị thương và có nguy cơ bị lây nhiễm HIV. Ngay sau đó, các anh được đồng đội nhanh chóng chuyển về Bệnh viện TƯQĐ 108 để thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Tại đây, các bác sĩ của Khoa Sinh học phân tử (Bệnh viện TƯQĐ 108) đã sử dụng kỹ thuật NAT (Nucleic acid Amplification Technology) để xét nghiệm. Nhờ đó, chỉ 11 ngày sau, hai anh đã biết được kết quả chính xác không bị nhiễm HIV, thay vì phải chờ đợi tới gần một tháng như trước.
Thông tin nhanh về phương pháp xét nghiệm NAT, Đại tá, Tiến sĩ Phan Quốc Hoàn, Chủ nhiệm khoa Sinh học phân tử (Bệnh viện TƯQĐ 108) cho biết: NAT là phương pháp sàng lọc sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử để phát hiện chất liệu di truyền (ADN, ARN) của các tác nhân gây bệnh như vi-rút viêm gan B (HBV), vi-rút viêm gan C (HCV) và vi-rút HIV trong mẫu máu. Các tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể con người đều có thời gian “cửa sổ” (hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm) trước khi được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm. Trước đây, với kỹ thuật huyết thanh học, giai đoạn “cửa sổ” của HIV là 21 ngày, HBV 59 ngày và HCV 82 ngày. Nay nhờ áp dụng kỹ thuật NAT có độ nhạy cao hơn nên đã rút ngắn được thời gian “cửa sổ” xuống một nửa, cụ thể HIV còn 11 ngày, HBV còn 25 ngày và HCV là 59 ngày. Vì thế, NAT giúp phát hiện các mẫu máu dương tính với 3 loại vi-rút trên trong giai đoạn “cửa sổ” sớm hơn, độ chính xác cao hơn các phương pháp cũ. Hiện nay, phương pháp NAT đã được ứng dụng ở hầu hết các bệnh viện, trung tâm huyết học truyền máu của các nước phát triển, tuy nhiên ở Việt Nam mới chỉ có rất ít các bệnh viện sử dụng kỹ thuật NAT. Bệnh viện TƯQĐ 108 là đơn vị đầu tiên trong toàn quân áp dụng kỹ thuật NAT.
Khẳng định tính ưu việt
Từ tìm hiểu thực tế công tác nghiên cứu, ứng dụng CNSH vào khám, chữa bệnh tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi được biết: Bệnh viện đã ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc vào chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý về máu; thực hiện các xét nghiệm phục vụ ghép tủy như HLA Typing, giải trình tự gen, đếm các marker CD trên hệ thống đếm dòng chảy, tách tế bào gốc phục vụ ghép tủy…. Những thành công đó, đã góp phần mang lại những kết quả điều trị tích cực cho người bệnh. Bệnh viện cũng đã nghiên cứu thành công quy trình ứng dụng và tự sản xuất được bộ sinh phẩm dùng cho chẩn đoán, phát hiện đột biến gen tiên tiến, có độ chính xác cao (sai số chỉ 0,01%). Bộ sinh phẩm chẩn đoán đột biến gen do Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện TƯQĐ 108 thiết kế có giá thành chưa bằng 1/3 giá thành bộ sinh phẩm tương tự nhập ngoại và đã được Mạng lưới Chất lượng Phân tử châu Âu (EMQN) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn và độ chính xác để có thể ứng dụng vào quy trình chẩn đoán bệnh ung thư.
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về ứng dụng CNSH trong y học được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, Thiếu tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết: Trong những năm qua, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thường xuyên quan tâm, đầu tư cả về nhân lực và cơ sở vật chất để phát triển chuyên ngành sinh học phân tử, nhằm đem lại những thuận lợi nhất trong khám và điều trị bệnh và góp phần theo kịp tốc độ phát triển về CNSH của thế giới. Đến nay, bệnh viện đã có thể ứng dụng tốt các kỹ thuật về nhận dạng dấu vết sinh học, xác định quan hệ huyết thống, chẩn đoán các mầm bệnh sinh học ở mức độ gen; xác định các đột biến gen liên quan đến ung thư phục vụ điều trị; thực hiện các xét nghiệm phát hiện ADN, ARN và định lượng vi-rút viêm gan B, C; xét nghiệm một số dấu ấn ung thư... Kết quả từ các công trình ứng dụng CNSH của Bệnh viện TƯQĐ 108 đã góp phần đưa nền y học của Việt Nam hội nhập, phát triển ngang tầm với nền y học của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Bài và ảnh: MAI CHU ANH
Khẳng định tính ưu việt
Từ tìm hiểu thực tế công tác nghiên cứu, ứng dụng CNSH vào khám, chữa bệnh tại Bệnh viện TƯQĐ 108, chúng tôi được biết: Bệnh viện đã ứng dụng thành công công nghệ tế bào gốc vào chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý về máu; thực hiện các xét nghiệm phục vụ ghép tủy như HLA Typing, giải trình tự gen, đếm các marker CD trên hệ thống đếm dòng chảy, tách tế bào gốc phục vụ ghép tủy…. Những thành công đó, đã góp phần mang lại những kết quả điều trị tích cực cho người bệnh. Bệnh viện cũng đã nghiên cứu thành công quy trình ứng dụng và tự sản xuất được bộ sinh phẩm dùng cho chẩn đoán, phát hiện đột biến gen tiên tiến, có độ chính xác cao (sai số chỉ 0,01%). Bộ sinh phẩm chẩn đoán đột biến gen do Khoa Sinh học phân tử, Bệnh viện TƯQĐ 108 thiết kế có giá thành chưa bằng 1/3 giá thành bộ sinh phẩm tương tự nhập ngoại và đã được Mạng lưới Chất lượng Phân tử châu Âu (EMQN) chứng nhận đủ tiêu chuẩn an toàn và độ chính xác để có thể ứng dụng vào quy trình chẩn đoán bệnh ung thư.
Tại hội nghị khoa học toàn quốc về ứng dụng CNSH trong y học được tổ chức cuối tháng 9 vừa qua, Thiếu tướng Mai Hồng Bàng, Giám đốc Bệnh viện TƯQĐ 108 cho biết: Trong những năm qua, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thường xuyên quan tâm, đầu tư cả về nhân lực và cơ sở vật chất để phát triển chuyên ngành sinh học phân tử, nhằm đem lại những thuận lợi nhất trong khám và điều trị bệnh và góp phần theo kịp tốc độ phát triển về CNSH của thế giới. Đến nay, bệnh viện đã có thể ứng dụng tốt các kỹ thuật về nhận dạng dấu vết sinh học, xác định quan hệ huyết thống, chẩn đoán các mầm bệnh sinh học ở mức độ gen; xác định các đột biến gen liên quan đến ung thư phục vụ điều trị; thực hiện các xét nghiệm phát hiện ADN, ARN và định lượng vi-rút viêm gan B, C; xét nghiệm một số dấu ấn ung thư... Kết quả từ các công trình ứng dụng CNSH của Bệnh viện TƯQĐ 108 đã góp phần đưa nền y học của Việt Nam hội nhập, phát triển ngang tầm với nền y học của các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.
Bài và ảnh: MAI CHU ANH