PROGRAF 1 mg (SĐK: VN-22057-19)

  03:37 PM 22/03/2023

  1. Thành phần hoạt chất

Hoạt chất chính: Tacrolimus 1mg

  1. Thuốc này là thuốc gì

Nhóm điều trị: Ức chế Calcineurin

  1. Chỉ định điều trị

Prograf được chỉ định phòng ngừa sự đào thải cơ quan ghép ở bệnh nhân ghép thận hoặc gan dị sinh. Prograf được đề nghị sử dụng đồng thời với corticosteroid.

  1. Liều dùng và cách dùng

Tóm tắt liều khởi đầu và nồng độ đáy của thuốc trong máu toàn phần

Bệnh nhân

 

Liều uống khởi đầu được khuyến cáo*

Nồng độ đáy của thuốc trong máu toàn phần

Bệnh nhân người lớn ghép thận

 

0,2 mg/kg/ngày

Tháng 1-3: 7-20 ng/mL

Tháng 4-12: 5-15 ng/mL

Bệnh nhân người lớn ghép gan

0,10-0,15 mg/kg/ngày

 

Tháng 1-12: 5-20 ng/mL

 

Bệnh nhân nhi ghép gan

0,15-0,20 mg/kg/ngày

Tháng 1-12: 5-20 ng/mL

*Chú ý: liều được chia đôi mỗi 12 giờ

Bệnh nhân ghép gan

Bệnh nhân được khuyến cáo trị liệu khởi đầu bằng đường uống với viên nang Prograf nếu có thể. Nếu cần thiết trị liệu tiêm tĩnh mạch, nên chuyển đổi từ tiêm tĩnh mạch sang uống ngay khi trị liệu đường uống có thể dung nạp. Điều này xảy ra trong vòng 2-3 ngày. Liều khởi đầu của Prograf nên được chỉ định không sớm hơn 6 giờ sau khi ghép. Ở bệnh nhân truyền tĩnh mạch, liều uống đầu tiên nên cho lúc 8-12 giờ sau khi ngưng truyền tĩnh mạch. Liều uống khởi đầu của viên nang Prograf là 0,10-0,15 mg/kg/ngày được chia thành 2 lần cách nhau 12 giờ mỗi ngày. Uống cùng lúc với nước bưởi chùm có thể làm gia tăng nồng độ đáy của tacrolimus trong máu toàn phần ở bệnh nhân ghép gan.

Chuẩn liều nên dựa vào đánh giá lâm sàng sự đào thải hay dung nạp cơ quan ghép. Liều thấp của Prograf có lẽ thích hợp cho điều trị duy trì.

Điều trị hỗ trợ với corticosteroid nên sử dụng sớm sau khi ghép cơ quan.

Bệnh nhân ghép thận

Liều uống khởi đầu được khuyến cáo của Prograf là 0,2 mg/kg/ngày chia thành 2 lần cách nhau 12 giờ. Liều khởi đầu của Prograf nên được dùng trong vòng 24 giờ sau khi ghép, nhưng nên được trì hoãn cho đến khi chức năng thận hồi phục.

Bệnh nhân nhi

Bệnh nhân nhi ghép gan không bị rối loạn gan hay thận trước đó có nhu cầu và khả năng uống liều cao hơn người lớn để đạt được nồng độ trong máu tương đương. Vì vậy, ở bệnh nhân nhi được khuyến cáo nên khởi đầu ở liều bắt đầu tiêm tĩnh mạch là 0,03-0,05 mg/kg/ngày và liều bắt đầu đường uống là 0,15-0,20 mg/kg/ngày. Nên điều chỉnh liều. Kinh nghiệm sử dụng ở bệnh nhân nhi ghép thận còn hạn chế.

Bệnh nhân rối loạn chức năng gan và thận

Do có khả năng gây độc tính thận, bệnh nhân suy thận hoặc gan nên nhận liều điều trị ở mức thấp nhất của khoảng liều đề nghị cho phép đường uống hay đường tiêm tĩnh mạch. Đôi lúc đòi hỏi giảm liều thấp hơn khoảng liều đề nghị. Điều trị Prograf thường nên trì hoãn đến 48 giờ hoặc lâu hơn ở bệnh nhân bị tiểu ít sau phẫu thuật.

Chuyển đổi từ một phác đồ thuốc ức chế miễn dịch này sang thuốc khác

Prograf không nên được dùng cùng lúc với cyclosporin. Nên ngừng dùng Prograf hoặc cyclosporin ít nhất 24 giờ trước khi bắt đầu dùng thuốc kia. Khi nồng độ Prograf hoặc cyclosporin tăng cao, nên trì hoàn hơn nữa việc dùng thuốc này thay thế cho thuốc kia.

  1. Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Prograf ở những bệnh nhân quá mẫn với tacrolimus hoặc

với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

  1. Tác dụng không mong muốn

Kinh nghiệm từ các nghiên cứu lâm sàng

Ghép thận

Các phản ứng ngoại ý thường gặp nhất (≥ 30%) đã quan sát thấy ở những bệnh nhân ghép thận được điều trị bằng Prograf là: nhiễm trùng, run, tăng huyết áp, chức năng thận bất thường, táo bón, tiêu chảy, nhức đầu, đau bụng, mất ngủ, buồn nôn, giảm magnesi huyết, nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm phosphat huyết, phù ngoại biên, suy nhược, đau, tăng lipid huyết, tăng kali huyết và thiếu máu.

Ghép gan

Các phản ứng ngoại ý chủ yếu của Prograf là run, nhức đầu, tiêu chảy, tăng huyết áp, buồn nôn và rối loạn chức năng thận. Các phản ứng này xảy ra với Prograf tiêm tĩnh mạch và uống và có thể đáp ứng đối với sự giảm liều. Tiêu chảy đôi khi đi kèm với các biến chứng khác ở dạ dày ruột như buồn nôn và nôn.

Tăng kali huyết và giảm magnesi huyết xảy ra ở những bệnh nhân dùng liệu pháp Prograf. Tăng đường huyết được ghi nhận ở nhiều bệnh nhân; vài trường hợp đòi hỏi phải điều trị bằng insulin.

Tỉ lệ các phản ứng ngoại ý được xác định ở hai thử nghiệm ghép gan so sánh ngẫu nhiên trong số 514 bệnh nhân điều trị với tacrolimus và steroid; và 515 bệnh nhân điều trị với phác đồ dùng cyclosporin (CsA/AZA).

  1. Tương tác thuốc

Do tacrolimus được chuyến hóa chủ yếu bởi các enzym CYP3A, các thuốc hoặc các chất đã biết ức chế những enzym này có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần. Các thuốc đã biết gây ức chế enzym CYP3A có thể làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần. Có thể cần phải điều chỉnh liều cùng với theo dõi thường xuyên nồng độ đáy của tacrolimus trong máu toàn phần khi dùng Prograf với các thuốc ức chế hoặc thuốc gây cảm ứng CYP3A. Ngoài ra, cần theo dõi bệnh nhân về các phản ứng ngoại ý bao gồm những thay đổi về chức năng thận và khoảng QT kéo dài.

Các sản phẩm acid mycophenolic

Khi dùng một liều nhất định của sản phẩm acid mycophenolic (MPA) đồng thời với Prograf, nồng độ của MPA cao hơn so với khi dùng đồng thời với cyclosporin vì cyclosporin làm gián đoạn chu trình gan ruột của MPA trong khi tacrolimus không có tác dụng này. Các bác sĩ lâm sàng nên biết rằng cũng có khả năng nồng độ của MPA tăng lên do sự bắt chéo từ cyclosporin sang Prograf ở bệnh nhân đang dùng đồng thời với sản phẩm chứa MPA.

Nước bưởi chùm

Nước bưởi chùm ức chế enzym CYP3A dẫn đến tăng nồng độ đáy của tacrolimus trong máu toàn phần, bệnh nhân nên tránh ăn bưởi chùm hoặc uống nước bưởi chùm cùng với tacrolimus.

Thuốc ức chế protease

Hầu hết các thuốc ức chế protease đều ức chế enzym CYP3A và có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần. Khuyến cáo nên tránh dùng đồng thời tacrolimus với nelfinavir trừ khi lợi ích cao hơn nguy cơ. Nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần tăng lên rõ rệt khi sử dụng đồng thời với telaprevir hoặc boceprevir. Khuyến cáo theo dõi nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần và các phản ứng ngoại ý liên quan với tacrolimus và điều chính thích hợp về chế độ liều dùng của tacrolimus khi sử dụng đồng thời tacrolimus và thuốc ức chế protease (ví dụ ritonavir, telaprevir, boceprevir, saquinavir).

Thuốc chống nấm

Khuyến cáo theo dõi thường xuyên nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần và điều chỉnh liều thích hợp khi bắt đầu sử dụng đồng thời các thuốc kháng nấm sau đây với tacrolimus hoặc khi ngừng sử dụng.

Các azol: Voriconazol, posaconazol, itraconazol, ketoconazol, fluconazol và clotrimazol ức chế sự chuyển hóa của tacrolimus bởi CYP3A và làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần.

Thuốc chẹn kênh calci

Verapamil, diltiazem, nifedipin và nicardipin ức chế sự chuyển hóa của limus bởi CYP3A và có thể làm tăng nồng độ tacrolimus trong máu toàn

Thuốc kháng khuẩn

Erthromycin, clarithromycin, troleandomycin, josamycin và cloramphenicol

Thuốc chống mycobacterium

Rifampin và rifabutin là những thuốc gây cảm ứng enzym CYP3A và có thể giảm nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần.

Thuốc chống co giật

Phenytoin, carbamazepin và phenobarbital gây cảm ứng enzym CYP3A và thể làm giảm nồng độ tacrolimus trong máu toàn phần.

Thuốc ức chế acid dạ dày/Thuốc trung hòa acid dạ dày

Lansoprazol và omeprazol.

Các thuốc khác

Bromocriptin, nefazodon, metoclopramid, danazol, ethinyl estradiol, amiodaron, methylprednisolon và chiết xuất Schisandra sphenanthera có thể ức chế sự chuyển hóa của tacrolimus

Các nghiên cứu về tương tác thuốc với tacrolimus chưa được thực hiện. Kinh nghiệm lâm sàng ban đầu với việc dùng đồng thời Prograf và cyclosporin đã dẫn đến độc tính đối với thận do tác dụng cộng thêm/hiệp đồng. Bệnh nhân chuyển từ cyclosporin sang Prograf nên dùng liều Prograf đầu tiên không sớm hơn 24 giờ sau liều cyclosporin cuối cùng. Có thể trì hoãn việc dùng thuốc hơn nữa khi có tăng nồng độ cyclosporin

  1. Dược động học

Dữ liệu về được động học chỉ ra rằng toàn bộ nồng độ trong máu được xem như mẫu thích hợp hơn nồng độ trong huyết tương đã mô tả được động học của tacrolimus

Hấp thu

Sau khi chỉ định uống, sự hấp thu tacrolimus ở đường tiêu hóa không hoàn toàn và biến thiên. Sinh khi dụng tuyết đối của tacrolimus là 17+10% ở bệnh nhân ghép thận trưởng thành (N=26), là 22±6%, ở bệnh nhân ghép gan trưởng thành (N=17) và là 18±5%, ở người khoẻ mạnh (N = 16)

Ảnh hưởng của thức ăn

Tỷ lệ và mức độ hấp thu tacrolimus cao nhất vào lúc bụng đói. Sự hiện diện của thức ăn và thành phần thức ăn làm giảm tỷ lệ và mục độ hấp thu tacrolimus.

Phân bố

Sự gắn kết protein huyết tương của tacrolimus là khoảng 99% và không phụ thuộc vào nồng độ trên khoảng 5-50 ng/mL. Tacrolimus gắn kết chủ yếu với albumin và alpha-1 acid glycoprotein và có mức liên kết cao với hồng cầu. Sự phân bố tacrolimus giữa trong máu toàn phần và huyết tương phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là hematocrit, nhiệt độ ở thời gian phân tách huyết tương nóng độ thuốc và nồng độ protein huyết tương.

Chuyển hoá

Tacrolimus được chuyển hóa hoàn toàn bởi hệ thống các enzym oxy hoá có chức năng hỗn hợp.

Thải trừ

Độ thanh thải trung bình của tacrolimus sau khi dùng đường tính mạch là 0,04 lít/giờ/kg trên người khoẻ mạnh, 0,083 lít/giờ/kg trên bệnh nhân ghép thận trưởng thành và 0,053 lít/giờ/kg trên bệnh nhân ghép gan trưởng thành. Ở người, <1% liều uống được bài tiết ở dạng không thay đổi qua nước tiểu.

  1. Tài liệu tham khảo

Tờ hướng dẫn sử dụng Prograf 1mg.

Chia sẻ