Hướng dẫn sử dụng Albumin tiêm truyền

  09:27 AM 12/12/2024

1. Tổng quan về albumin

Albumin (human serum albumin – HSA) là một protein quan trọng, chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng protein trong huyết tương, nồng độ trong huyết tương bình thường ở mức 3,5 – 5 g/dl.  HSA có trọng lượng phân tử 66,5 kDa, giữ vai trò duy trì áp lực keo trong lòng mạch và liên kết và vận chuyển một số chất nội sinh hoặc ngoại sinh như bilirubin, hormon steroid, và thuốc có trong máu. Albumin được sản xuất tại gan, trong điều kiện bình thường chỉ khoảng 20-30% các tế bào gan đảm nhiệm vai trò sản xuất; khoảng 10-15 g được sản xuất, giải phóng vào hệ tuần hoàn mỗi ngày và hầu như không được dự trữ tại tế bào. Tuy nhiên, trong điều kiện đặc biệt, HSA có thể được tăng sản xuất gấp 3-4 lần bình thường do huy động một lượng lớn các tế bào gan tham gia vào tổng hợp.

Hạ albumin máu, nồng độ albumin nhỏ hơn 3,5 g/dL, thường được phát hiện ở các bệnh nhân người lớn nội trú, theo báo cáo được ghi nhận  tỷ lệ hơn 70% các bệnh nhân cao tuổi có trình trạng này. Hạ albumin máu có thể là kết quả của nhiều các bệnh lý lâm sàng khác nhau dẫn đến giảm tổng hợp tại gan, tăng dị hóa hay rò rỉ qua đường tiêu hóa, thận, da hoặc vào các khoang kẽ hoặc kết hợp các cơ chế này. Các bệnh nhân có xơ gan sẽ gây ra giảm tổng hợp albumin tại gan mặc dù hạ albumin máu chỉ thực sự biểu hiện lâm sàng khi bệnh nhân có xơ gan nặng và mạn tính. Tăng dị hóa albumin huyết tương có thể xảy ra ở các bệnh nhân sepsis và những bệnh nhân có nồng độ albumin thấp là kết quả của nhiều cơ chế phối hợp. Trường hợp thường được quan sát có hạ albumin là các bệnh nhân có hội chứng kém hấp thu hoặc hội chứng thận hư. Ngoài ra, mối liên quan chặt chẽ giữa nồng độ albumin máu và tình trạng viêm đã được ghi nhận; trong quá trình viêm, dù ở bất kể nguyên nhân nào, làm tăng tính thấm thành mạch dẫn đến sự rò rỉ albumin máu, tăng kích thước khoảng kẽ.

Khi được truyền vào máu, albumin có thể làm tăng thể tích tuần hoàn, trung bình khi truyền 1g albumin sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn lên khoảng 18 ml. Chế phẩm albumin khi sử dụng không được pha loãng với nước cất do có khả năng gây tan máu và suy thận cấp.

2. Chỉ định và liều dùng

Bảng 1. Tổng hợp các chỉ định và liều dùng cho albumin

Nhóm

Chỉ định

Điều kiện sử dụng

Liều dùng

Hàm lượng

Mức độ bằng chứng**

TLTK

Bệnh nhân có bệnh lý gan

Chọc dò hút dịch màng bụng

Dùng cho BN có chọc hút lượng dịch lớn ngăn ngừa giảm thể tích máu sau thủ thuật

6 - 8 g/L dịch hút hoặc 50g ở bệnh nhân chọc hút trên 5L

20%, 25%

1B

[9,11,13,20]

Viêm phúc mạc do vi khuẩn

Ngăn ngừa hội chứng gan thận ở bệnh nhân có nguy cơ cao

(tổng billirubin > 4mg/dL, BUN > 30 mg/dL hay creatinine > 1 mg/dL)

Ngày 1: 1,5 g/kg trong 6h đầu

Ngày 3: 1 g/kg

20%, 25%

1A

[9,11,13,20]

Hội chứng gan thận

Sử dụng cùng thuốc vận mạch nếu nồng độ creatinine tăng gấp ít nhất hai lần đến lớn hơn 2,5 mg/dL trong thời gian dưới 2 tuần

Chẩn đoán: 1g/kg/ngày (tối thiểu 2 ngày)

Điều trị HRS tuýp 1: Ngày 1: 1/kg (tối đa 100 g) trong ít nhất 2 ngày, sau đó 20-50 g/ngày

20%, 25%

1B

[10,13,20]

Xơ gan tiến triển

 

Khi albumin máu < 3g/dL

 

25 g mỗi tuần hoặc 40g mỗi 2 tuần trong 2 tuần sau đó mỗi tuần 40g

20%, 25%

2B

[20]

Bệnh nhân cắt gan

Sử dụng ở những bệnh nhân cắt gan có albumin < 2.5 g/dL nếu sử dụng dịch tinh thể đơn độc không đạt hiệu quả kiểm soát thể tích dịch nội mạch.

25 g/ngày tới khi albumin ≥ 25 g/L

Nếu nồng độ albumin chưa đạt mục tiêu, có thể tiếp tục liều đến 4 ngày.

20%, 25%

NA

[11]

 

Bệnh nhân ghép gan

Nếu albumin máu < 2,5 g/dL có thể sử dụng đến 4 ngày

25 g/ngày tới khi albumin ≥ 2,5 g/dL.

20%, 25%

NA

[11]

Bệnh nhân nặng

Ghép tim

Có thể hiệu quả trong điều trị anasarca ở BN có albumin < 3 g/dL

 25 g q12h hoặc 12.5 g q6h có thể sử dụng kết hợp với lợi tiểu tới khi albumin ≥ 3 g/dL.

20%, 25%

NA

[11]

Ghép phổi

Có thể sử dụng kết hợp với lợi tiểu để cải thiện oxygenation

 25 gm IV BID x2 liều(or 12,5 gm IV q6h x4 liều) tới  48 giờ

20%, 25%

NA

[11]

Giảm thể tích máu nặng và sốc giảm thể tích máu

 

Kết hợp ban đầu cùng dịch tinh thể nếu HAS < 1,5 g/dL (1)

Lựa chọn thứ hai nếu không có đáp ứng khi truyền dịch tinh thể hoặc phải giới hạn lượng lịch tinh thể (2)

Chỉ định được BHYT thanh toán

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: 0,5-1g/kg/liều

Thanh thiếu niên và người lớn: 12,5-25g , lặp lại sau 30 phút nếu không đáp ứng

5%

 (1)2C

  1.  

[12,13,20]

Sepsis và sốc nhiễm khuẩn

Nếu huyết động không ổn định sau khi đã truyền tĩnh mạch dịch tinh thể 30mL/kg

Chỉ định được BHYT thanh toán

12,5 – 25 g, lặp lại mỗi 30 phút nếu cần thiết

5%

2B

[20]

Cầu nối tim phổi (ECMO)

 

Phối hợp cùng hồi sức dịch

Người lớn: 25g lặp lại 30 phút nếu cần

5%

2C

[14,20]

Bệnh thận hư cấp

 

Người lớn: 25 g  phối hợp cùng lợi tiểu 1 lần/ngày trong 7- 10 ngày

25%

NA

[14]

Bỏng nặng và chấn thương do nhiệt (TBSA ≥ 20%)

Kết hợp ban đầu cùng dịch tinh thể nếu HAS < 3 g/dL

Truyền trong 24h đầu 0.1 x kg x TBSA% = mL/d

5%

2C

[20]

Lựa chọn thứ hai nếu không có đáp ứng khi truyền dịch tinh thể hoặc phải giới hạn lượng lịch tinh thể

Giai đoạn muộn:

0.025 x kg x TBSA% = mL/d

25%

2B

Giảm albumin máu < 2,5 g/dL

Chỉ định được BHYT thanh toán

50 – 75 g, tinh toán lượng albumin cần truyền theo albumin trong cơ thể, không quá 2g/kg/ngày

NA

NA

[12,14]

Bệnh lý khác

Lọc máu

Dùng albumin đơn độc,  kết hợp với dung dịch muối hoặc huyết tương

Dựa theo thể tích huyết tương và nồng độ fibrinogen huyết tương

5%

1B

[11,14,20]

Suy hô hấp tiến triển (ARDS)

Chỉ định được BHYT thanh toán

25 g trên 30 phút và lặp lại sau 8 giờ trong 3 ngày nếu cần

20%, 25%

2C

[13]

HC buồng trứng kích thích quá mức

Khi điều trị không hạn chế hoặc không đáp ứng với

Người lớn: IV 50g - 100 g trên 4 giờ và lặp lại sau 4 - 12h nếu cần thiết

20%, 25%

2C

[13,14]

Tan máu hay tăng bilirubin máu ở trẻ sơ sinh

Dùng trước hay trong khi thay huyết tương

1g/kg/liều trong 30 – 60 phút

25%

NA

[12,13]

Hạ huyết áp ở trẻ sơ sinh

 

 0,5g/kg/liều trong 15-20 phút, có thể lặp lại 1 liều nếu cần thiết

5%

NA

[13]

Phù nặng và tái diễn

HAS < 2,5 g/dL hoặc phù không cải thiện hay quá tải dịch khi đã dùng liều furosemid tối đa (240 mg/liều hay 600 mg/ngày)

6,25 g – 12,5g đến khi nồng độ HAS > 2,5 g/dL hay cải thiện tình trạng phù

20, 25%

2C

[20]

 

Phẫu thuật

Trước phẫu thuật: BN nặng có HSA < 3 g/dL (< 4g/dL với BN phẫu thuật tim)

Trong phẫu thuật: BN không đáp ứng với liều tối da dịch tinh thể (2L)

12,5 g

5%

2C

[20]

** Mức độ bằng chứng được ghi nhận theo tài liệu tham khảo số 20.

Phân nhóm khuyến cáo: 1 – Khuyến cáo mạnh và 2 – Khuyến cáo yếu

Mức độ bằng chứng: A – Bằng chứng chất lượng cao, B – Bằng chứng chất lượng trung bình, C – Bằng chứng chất lượng thấp

Bảng 2. Các chỉ định không được chấp thuận [20]

Chỉ định không được chấp thuận

Nội dung cụ thể không khuyến cáo

Hạ albumin máu đơn thuần

Albumin là chất đáp ứng âm tính ở các giai đoạn cấp tính do vậy hạ albumin máu thường xuất hiện ở nhiều bệnh lý viêm nhiễm. Quản lý hạ albumin máu nên dựa trên việc giải quyết các nguyên nhân gây ra hơn là việc truyền bổ sung albumin

Suy dinh dưỡng

Không có hiệu quả cải thiện tỷ lệ biến chứng, tiên lượng hay thời gian nằm viện

Suy tim

Albumin không có tác dụng làm giảm tỷ lệ tử vong hoặc hay tàn tật thậm chí còn gây phù phồi và làm nặng thêm tình trạng suy tim.

Các nhiễm trùng ngoại phúc mạc ở bệnh nhân xơ gan, ngoài viêm phúc mạc tự phát (SBP)

Không ghi nhận hiệu quả đáng kể đến tỷ lệ bệnh tật hay sống còn.

3. Cách dùng

- Các chế phẩm albumin 5% là dung dịch đẳng trương, chế phẩm albumin 20% hay 25% là dung dịch ưu trương, chỉ dùng trong truyền tĩnh mạch.

- Tốc độ truyền khuyến cáo cho bệnh nhân người lớn ở thể trạng bình thường, có thể tích huyết tương bình thường là 1mL/phút, tốc độ tại trẻ em bằng 1/4 tốc độ truyền của người lớn

- Trong trường hợp cần pha loãng dung dịch albumin ưu trương (20%, 25%), dung môi phù hợp là dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch Dextrose 5% hay dung dịch Glucose 5%

- Không pha loãng dung dịch albumin bằng nước cất do có khả năng gây tan máu.

Biên soạn: DS. Bùi Thị Bích Hường - Khoa Dược, Bệnh viện TWQĐ 108

 

Tài liệu tham khảo

1. Melia D, Post B. Human albumin solutions in intensive care: A review. J Intensive Care Soc. 2021 Aug;22(3):248-254. doi: 10.1177/1751143720961245. Epub 2020 Sep 30. PMID: 34422108; PMCID: PMC8373284.

2. Buckley MS, Agarwal SK, Lansburg JM, Kopp BJ, Erstad BL. Clinical Pharmacist-Led Impact on Inappropriate Albumin Utilization and Associated Costs in General Ward Patients. Ann Pharmacother. 2021 Jan;55(1):44-51. doi: 10.1177/1060028020935575. Epub 2020 Jun 24. PMID: 32578446.

3. Caraceni P, Domenicali M, Tovoli A, Napoli L, Ricci CS, Tufoni M, Bernardi M. Clinical indications for the albumin use: still a controversial issue. Eur J Intern Med. 2013 Dec;24(8):721-8. doi: 10.1016/j.ejim.2013.05.015. Epub 2013 Jun 20. PMID: 23790570.

4. Fanali G, di Masi A, Trezza V, Marino M, Fasano M, Ascenzi P. Human serum albumin: from bench to bedside. Mol Aspects Med 2012;33:209–90.

5. Evans TW. Review article: albumin as a drug–biological effects of albumin unrelated to oncotic pressure. Aliment Pharmacol Ther 2002;16:6–11.

6. Berger A. Cochrane Injuries Group Albumin ReviewersWhy albumin may not work BMJ 1998; 317 :235 doi:10.1136/bmj.317.7153.235

7. Kwok CS, Krupa L, Mahtani A, et al. Albumin reduces paracentesis-induced circulatory dysfunction and reduces death and renal impairment among patients with cirrhosis and infection: a systematic review and meta-analysis. BioMed Res Int 2013; 2013: 295153.

8. Salerno F, Navickis RJ and Wilkes MM. Albumin infusion improves outcomes of patients with spontaneous bacterial peritonitis: a meta-analysis of randomized trials. Clin Gastroenterol Hepatol Off Clin Pract J Am Gastroenterol Assoc 2013; 11: 123–130.e1

9. Moore KP. and Aithal GP. Guidelines on the management of ascites in cirrhosis. Gut 2006; 55: vi1–12.

10. Salerno F, Gerbes A, Ginès P,Wong F, Arroyo V. Diagnosis, prevention and treatment of hepatorenal syndrome in cirrhosis. Gut 2007;56:1310–8.

11. https://stanfordhealthcare.org/content/dam/SHC/health-care-professionals/medical-staff/medstaff-weekly/20170315-guidelines-for-intravenous-albumin-administration.pdf

12. DailyMed - FLEXBUMIN- albumin human solution (nih.gov)

13. Chuyên luận thuốc Albumin – Uptodate. Ngày truy cập: 20/06/2024 Link: Albumin solution: Drug information - UpToDate

14. DailyMed - HUMAN ALBUMIN GRIFOLS (albumin- human solution (nih.gov)

15. Finfer S, Liu B, Taylor C, et al. Resuscitation fluid use in critically ill adults: an international cross-sectional study in 391 intensive care units. Crit Care 2010; 14:R185

16. Finfer S, Norton R, Bellomo R, et al. The SAFE study: saline vs. albumin for fluid resuscitation in the critically ill. Vox Sang. 2004 Jul;87 Suppl 2:123-31. doi: 10.1111/j.1741-6892.2004.00468

17. Joannidis M, Wiedermann CJ, Ostermann M. Ten myths about albumin. Intensive Care Med. 2022 May;48(5):602-605. doi: 10.1007/s00134-022-06655-8. Erratum in: Intensive Care Med. 2022 Mar 18;: PMID: 35247060.

18. Evans L, Rhodes A, Alhazzani W, et al. Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Sepsis and Septic Shock 2021. Crit Care Med. 2021;49(11):e1063-e1143. doi:10.1097/CCM.0000000000005337

19. Caironi P, Tognoni G, Masson S, et al. Albumin replacement in patients with severe sepsis or septic shock. N Engl J Med. 2014;370(15):1412-1421. doi:10.1056/NEJMoa1305727

20. Abedi F, Zarei B, Elyasi S. Albumin: a comprehensive review and practical guideline for clinical use. Eur J Clin Pharmacol. 2024 Apr 12. doi: 10.1007/s00228-024-03664-y. Epub ahead of print. PMID: 38607390.

21. Gremese E, Bruno D, Varriano V, Perniola S, Petricca L, Ferraccioli G. Serum Albumin Levels: A Biomarker to Be Repurposed in Different Disease Settings in Clinical Practice. J Clin Med. 2023 Sep 17;12(18):6017. doi: 10.3390/jcm12186017. PMID: 37762957; PMCID: PMC10532125.

22. Bộ Y tế, 2022, Thông tư 20/2022/TT-BYT Ban hành danh mục và tỷ lệ, điều kiện thanh toán đối với thuốc hóa dược, sinh phẩm, thuốc phóng xạ và chất đánh dấu thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế.

Chia sẻ