- Thành phần hoạt chất: Tacrolimus 1 mg
- Nhóm dược lý/ điều trị: ức chế miễn dịch, ức chế calcineurin, mã ATC: L04AD02
- Chỉ định điều trị
- Phòng ngừa thải ghép gan hay thận ở người nhận trưởng thành. Điều trị những trường hợp thải ghép dị sinh kháng với các loại thuốc ức chế miễn dịch khác ở người trưởng thành.
- Liều dùng và cách dùng
- Cách dùng:
- Advagraf là dạng bào chế uống ngày một lần của tacrolimus, nên dùng thuốc vào buổi sáng, viên nang cứng tác dụng kéo dài nên được dùng ngay sau khi lầy ra khỏi vỉ thuốc. Điều trị advagraf đòi hỏi phải có sự giám sát cẩn thận bởi các nhân viên được trang bị kiến thức và dụng cụ thích hợp. Loại thuốc này chỉ được dùng khi bác sĩ kê toa, và những thay đổi trong điều trị ức chế miến dịch chỉ được thực hiện bởi các bác sỹ có kinh nghiệm trong điều trị ức chế miễn dịch và sử trí những bệnh nhân ghép tạng.
- Việc ngừng sử dụng không thận trọng, không có chủ ý hoặc không được giám sát của các dạng bào chế thuốc tacrolimus phóng thích nhanh hay kéo dài là không an toàn.
- Liều dùng:
- Advagraf được cho dùng thường quy kết hợp với các thuốc ức chế miễn dịch khác trong giai đoạn đầu sau phẫu thuật. Liều dùng có thể thay đổi phụ thuộc vào phác đồ ức chế miễm dịch được chọn. Liều Advagraf nên chủ yếu dựa vào đánh giá lâm sàng của sự thải ghép và khả năng dung nạp thuốc của mỗi cá nhân dựa trên theo dõi nồng độ thuốc trong máu.
- Phòng ngừa thải ghép thận: advagraf nên khởi đầu với liều 0,20-0,30 mg/kg/ngày dùng ngày 1 lân vào buổi sáng. Dùng thuốc khoảng 24 giờ sau khi phẫu thuật. Liều thường được giảm trong thời gian sau ghép.
- Phòng ngừa thải ghép gan khởi đầu với liều 0,10-0,20 mg/kg/ngày dùng ngày một lần vào buổi sáng. Dùng thuốc khoảng 12-18 giờ sau khi hoàn tất phẫu thuật.
- Điêu trị chống thải ghép tăng liều tacrolimus, bổ sung trị liệu corticosteroid và đưa vào một liệu trình ngắn của kháng thể đơn/đa dòng, tất cả đã được dùng để sử trí những giai đoạn thải ghép.
- Chuyển những bệnh nhân đang điều trị prograf sang advagraf: những bệnh nhân ghép tạng dị sinh đang được duy trì liều ngày 2 lần với viên nang prograf cần chuyển qua ngày 1 lần advagraf nên được chuyển theo tỉ lệ 1:1 (mg:mg) trên tổng liều hàng ngày, advagraf nên được uống vào buổi sáng.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép gan hoặc thận: đối với việc chuyển từ các thuốc ức chế miễn dịch khác sang Advagraf ngày một lần, việc điều trị nên bắt đầu với liều uống khởi đầu như liều được khuyến cáo tương ứng cho trường hợp phòng ngừa thải ghép ở ghép gan hoặc thận.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép tim ở những bệnh nhân trưởng thành được chuyển sang advagraf, liều uống ban đầu 0,15mg/kg/ngày nên được dùng ngày 1 lần vào buổi sáng.
- Điều trị chống thải ghép dị sinh sau ghép những tạng khác mặc dù không có kinh nghiệm lâm sàng với advagraf ở những bệnh nhân được ghép phổi, tụy hay ruột, prograf đã được sử dụng trên các bệnh nhân được ghép phổi với liều khởi đầu bằng đường uống là 0,10-0,15mg/kg/ngày, trên những bệnh nhân ghép tụy liều khởi đầu đường uống là 0,2mg/kg/ngày và trong ghép ruột liều khởi đầu là 0,3mg/kg/ngày.
5. Chống chỉ định
- Quá mẫn cảm với tacrolimus, hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc. Qúa mẫn cảm với các macrolid khác.
6.Tác dụng không mong muốn
- Những tác dụng ngoại ý do thuốc thường được báo cáo nhất (>10%) là run, suy thận, các tình trạng tăng đường huyết, đái tháo đường, tăng kali máu, nhiễm trùng, tăng huyết áp và mất ngủ.
- Nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng: bệnh nhân dùng tacrolimus thường có tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn (siêu vi khuẩn, vi khuẩn, nấm, sinh vật đơn bào).
- Tân sinh lành tính, ác tính và không phân định được: tang sinh lympho do EBV và bệnh ác tính ở da đã được báo cáo.
Nhóm hệ cơ quan |
Hay gặp |
Ít gặp |
Hiếm gặp |
Trên hệ tạo máu và bạch huyết |
Thiếu máu giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, phân tích tế bào hồng cầu bất thường, bệnh bạch cầu. |
|
|
Nội tiết |
|
|
Chứng rậm lông |
Các rối loạn về tâm thần |
Mất ngủ Lẫn lộn, trầm cảm, lo âu, hoang tưởng, giảm khí sắc, câm, ác mộng |
Loạn thần |
|
Các rối loạn thận và tiết niệu |
Suy thận, suy thận cấp, bệnh thận nhiễm độc, hoại tử ống thận, bất thường tiết niệu, thiểu niệu, triệu chứng bàng quang và niệu đạo |
Hội chứng tán huyết do ure máu cao, vô niệu |
Bệnh cầu thận, xuất huyết bàng quang |
Chuyển hóa và dinh dưỡng |
Đái tháo đường, tình trạng tăng đường huyết, tăng kali máu tăng chuyển hóa, các bất thường về điện giải khác, hạ natri máu, quá tải dịch, tăng acid uric máu… |
|
|
Các rối loạn hệ sinh sản và vú |
|
Rối loạn kinh nguyệt và chảy máu tử cung |
|
Ở mắt |
Rối loạn thị giác, nhìn mờ, sợ ánh sáng. |
Đục thủy tinh thể |
Mù |
Hệ tiêu hóa |
Tiêu chảy, buồn nôn |
|
Nang giả tụy, bán tắc ruột |
Các rối loạn cơ xương và mô liên kết |
Đau lưng, đau khớp, đau thắt cơ, đau trong chi |
Bệnh ở khớp |
Giảm vận động |
Các rối loạn về gan mật |
Xét nghiệm chức năng gan bất thường |
Bệnh gan tắc tĩnh mạch, thuyên tắc động mạch gan |
Suy gan |
7. Tương tác thuốc
- Tacrolimus dùng đường toàn thân được chuyển hóa bởi CYP3A4 của gan, cũng có bằng chứng của sự chuyển hóa ở dạ dày ruột bởi men CYP3A4 trong thành ruột. Sử dụng các thuốc đi kèm mà nó có ức chế hay cảm ứng CYP3A4 có thể ảnh hưởng tới sự chuyển hóa của tacrolimus và vì vậy làm tăng hay giảm nồng độ tacrolimus trong máu.
- Prenisolon hay methyprenisolon liều cao sử dụng để điều trị thải ghép cấp có khả năng làm tăng hay giảm nồng độ tacrolimus trong máu.
8. Các đặc tính dược động học
- Hấp thu: ở người tacrolimus đã cho thấy có thể được hấp thu nhanh chóng qua ống tiêu hóa, dạ dày, ruột. Advagraf là dạng bào chế phóng thích kéo dài của tacrolimus cho kết quả mở rộng thêm giữ liệu hấp thu bằng đường uống với thời gian trung bình để đạt nồng độ tối đa trong máu khoảng 2 giờ. SKD đường uống Advagraf giảm khi uống sau bữa ăn.
- Phân bố: ở người, sự phân bố của tacrolimus sau tiêm truyền tĩnh mạch có thể được mô tả bằng hai pha.
+ Trong vòng tuần hoàn: Tacrolimus gắn kết cao (> 98,8%) với protein huyết tương, chủ yếu là albumin.
+ Tacrolimus được phân bố rộng dãi khắp trong cơ thể: thể tích phân bố trong giai đoạn ổn định dựa trên nồng độhuyết tương 1300 l(ở người khỏe mạnh).
- Chuyển hóa: tacrolimus được chuyển hóa nhiều ở gan chủ yếu bởi cytochrom P450-3A4. Tacrolimus còn được chuyển hóa đáng kể ở trong thành ruột.
- Thải trừ: tacrolimus là một chất có độ thanh thải kém, thời gian bán hủy của tacrolimus kéo dài và thay đổi, ở người khỏe mạnh thời gian bán hủy trung bình trong máu toàn phần xấp xỉ 43 giờ. Mật là đường thải trừ chính.
9. Tài liệu tham khảo
Tờ thông tin sản phẩm.