09:46 01/07/2021
Kỹ thuật DXA (Dual Energy X-ray Absorptiometry) là phương pháp được sử dụng phổ biến để đánh giá tỷ lệ mỡ, mật độ xương và các thành phần khối cơ thể.
08:47 14/05/2021
Chiều ngày 13/05/2021 Thường trực Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện đã họp thông qua kỹ thuật mới: “Kỹ thuật xạ trị hít sâu nín thở điều trị bổ trợ ung thư vú trái”.
16:10 06/04/2021
Hẹp khít van động mạch chủ là một bệnh lý van tim tiến triển mạn tính, ban đầu dung nạp tốt, không có triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên khi triệu chứng xuất hiện như đau ngực, ngất, khó thở… thì tình trạng suy tim sẽ tiến triển rất nhanh, bệnh đáp ứng kém với điều trị nội khoa, thay van động mạch chủ là chỉ định bắt buộc. Hiện có 2 phuơng pháp thay van là mổ mở và thay van động mạch chủ qua da hay còn gọi là thay van động mạch chủ qua ống thông (Transcatheter aortic valve implantation – TAVI). Mổ mở là biện pháp điều trị phổ biến, nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với bệnh nhân cao tuổi, khả năng hồi sức sau mổ khó khăn. Thay van động mạch chủ qua da hiện là phương pháp mới, ít xâm lấn, an toàn hơn, nhưng chi phí cao, kỹ thuật rất phức tạp, đòi hỏi dụng cụ trang thiết bị hiện đại, phối hợp nhiều chuyên khoa tim mạch khác nhau, như can thiệp, phẫu thuật, nhịp học, nội khoa, hồi sức…Hiện chưa có nhiều bệnh viện tại Việt Nam có thể triển khai kỹ thuật này.
15:53 02/12/2020
Chiều ngày 01/12/2020 Thường trực Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện đã họp thông qua kỹ thuật mới: “Kỹ thuật xạ trị toàn tủy xương tại Bệnh viện TWQĐ 108” –Khoa Xạ trị-Xạ Phẫu, Bệnh viện TWQĐ 108.
15:45 02/12/2020
Chiều ngày 01/12/2020 Thường trực Hội đồng Khoa học Kỹ thuật Bệnh viện đã họp thông qua kỹ thuật mới: “Kỹ thuật Thở oxy dòng cao qua Canun mũi trong điều trị bệnh nhân suy hô hấp tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108” –Khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108.
18:14 27/05/2020
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết sử dụng các loại dược liệu thân thuộc trong đời sống hằng ngày như lá tre, hương nhu, lá bưởi, xả… để xông điều trị các bệnh lý ngoại cảm. Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học kỹ thuật, các dụng cụ xông được chế tạo và cải tiến phục vụ cho điều trị toàn thân hoặc cục bộ, tránh các tác dụng không mong muốn lên người bệnh.
13:58 04/05/2020
Ghép tế bào gốc tạo máu là phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiều loại bệnh lý huyết học ác tính đã được thực hiện ở Việt Nam từ năm 1995. Cho đến nay trên cả nước đã có 10 trung tâm thực hiện ghép tế bào gốc tạo máu để điều trị các bệnh đa u tủy xương, bệnh bạch cầu, lymphoma… Trong ghép tế bào gốc tạo máu, xạ trị toàn thân (Total Body Irradiation) là phác đồ điều kiện giúp tiêu diệt các tế bào ung thư và ức chế miễn dịch giúp chống thải ghép. Trong lịch sử ngành ghép tế bào gốc tạo máu, ca cấy ghép đầu tiên được thực hiện từ năm 1915, tuy nhiên đến 1965 mới ghi nhận trường hợp bệnh nhân thành công đầu tiên, bệnh nhân được ghép tủy từ người thân và được điều trị xạ trị toàn thân trước ghép tủy. Từ đó đến nay đã có hơn 500.000 ca ghép tế bào gốc tạo máu trên toàn thế giới giúp cứu sống hàng nghìn bệnh nhân bị các bệnh máu ác tính, trong đó xạ trị toàn thân đã chứng minh được vai trò quan trọng trong cải thiện kết quả điều trị sau khi bệnh nhân được ghép tế bào gốc.