Ciprobay 400MG (SĐK: VN-19012-15)

  03:31 PM 23/11/2022

1. Thành phần hoạt chất

Ciprobay 400 mg (dung dịch truyền):

1 chai 200 ml dung dịch truyền chứa 400 mg ciprofloxacin.

Tá dược: lactic acid, sodium chloride, hydrochloric acid, nước cất pha tiêm.

2. Thuốc này là thuốc gì?

Thuốc Ciprobay với hoạt chất là ciprofloxacin – 1 kháng sinh phổ rộng có hoạt tính in vitro chống lại cả vi khuẩn gram âm và gram dương, thuộc nhóm fluoroquinolon.

 3. Chỉ định điều trị

Các nhiễm trùng có biến chứng và không biến chứng do các tác nhân gây bệnh nhạy cảm với ciprofloxacin:

Nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm phổi

Nhiễm trùng tai giữa và các xoang quanh mũi

Nhiễm trùng mắt

Nhiễm trùng thận và/hoặc đường tiết niệu

Nhiễm trùng cơ quan sinh dục, kể cả viêm phần phụ, bệnh lậu và viêm tiền liệt tuyến

Nhiễm trùng ổ bụng

Nhiễm trùng da và mô mềm

Nhiễm trùng xương và khớp

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng (dự phòng) trên bệnh nhân suy giảm miễn dịch

Khử trùng đường ruột có chọn lọc ở các bệnh nhân suy giảm miễn dịch

4. Liều lượng và cách dùng

4.1. Liều dùng

Bảng 1: Liều khuyến cáo mỗi ngày của Ciprobay truyền tĩnh mạch trên bệnh nhân người lớn

Các chỉ định

Liều mỗi ngày của Ciprofloxacin (dạng dung dịch truyền tĩnh mạch)

Nhiễm trùng đường hô hấp (tuỳ mức độ nặng nhẹ và vi khuẩn gây bệnh)

Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần tới mỗi lần 400mg, ngày 3 lần

Nhiễm trùng tiết niệu

- cấp, không biến chứng

 

- có biến chứng

 

- Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần tới mỗi lần 400mg, ngày 2 lần

- Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần tới mỗi lần 400mg, ngày 3 lần

Nhiễm trùng đường sinh dục

- viêm phần phụ, viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn – tinh hoàn

Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần tới mỗi lần 400mg, ngày 3 lần

Tiêu chảy và các nhiễm trùng khác

Mỗi lần 400mg, ngày 2 lần

Nhiễm trùng rất trầm trọng, đe doạ tính mạng (Nhiễm trùng tái phát trong bệnh xơ nang, nhiễm trùng xương khớp, nhiễm trùng huyết, viêm phúc mạc)

Mỗi lần 400mg, ngày 3 lần

 

Bảng 2: Liều khuyến cáo mỗi ngày của Ciprobay truyền tĩnh mạch ở bệnh nhân trẻ em và thiếu niên

Chỉ định

Liều mỗi ngày của Ciprofloxacin (dạng dung dịch truyền tĩnh mạch)

Các nhiễm trùng trong bệnh xơ nang

10mg/kg thể trọng x 3 lần mỗi ngày (tối đa 400mg/liều)

Các nhiễm trùng đường tiểu có biến chứng và viêm thận bể thận

6-10 mg/kg thể trọng x 3 lần mỗi ngày (tối đa 400mg/liều)

Bảng 3: Liều khuyến cáo với bệnh nhân suy thận

Độ thanh thải creatinin (mL/phút/1,73m2)

Creatinin huyết thanh (mg/100mL)

Tổng liều truyền tĩnh mạch 1 ngày của ciprofloxacin

30 đến 60

1,4 đến 1,9

Tối đa 800mg

Dưới 30

>2,0

Tối đa 400mg

4.2. Cách sử dụng

Truyền Ciprobay qua đường tĩnh mạch trong thời gian kéo dài hơn 60 phút. Truyền thuốc chậm vào một tĩnh mạch lớn sẽ hạn chế tối đa sự khó chịu cho bệnh nhân và giảm nguy cơ kích thích tĩnh mạch.

5. Chống chỉ định:

- Quá mẫn với ciprofloxacin hoặc các quinolon khác hoặc bất kỳ tá dược nào.

- Dùng đồng thời ciprofloxacin với tizanidine.

6. Tác dụng không mong muốn

- Nhiễm khuẩn và nhiễm kí sinh: Bội nhiễm nấm, viêm ruột kết do kháng sinh

- Rối loạn hệ huyết và bạch huyết: Tăng bạch cầu ưa eosin…

- Rối loạn hệ miễn dịch: Phản ứng dị ứng, phù dị ứng/phù mạch…

- Rối loạn chuyển hoá và dinh dưỡng: Giảm sự thèm ăn và thức ăn ăn vào, tăng/hạ đường máu

- Rối loạn tâm thần, hệ thần kinh, thị lực, tai và mê đạo: Kích động, lú lẫn, đau đầu, choáng váng…

- Rối loạn tim và mạch máu: nhịp nhanh, kéo dài QT…

- Rối loạn hô hấp, lồng ngực và trung thất

- Rối loạn tiêu hoá, gan mật

- Rối loạn về da và mô dưới da

- Rối loạn cơ xương, mô liên kết và xương: đau khớp, cơ, viêm gân, đứt gân…

- Rối loạn thận và hệ tiết niệu

- Rối loạn chung và tại chỗ truyền: Phản ứng tại chỗ truyền…

- Rối loạn 1 số xét nghiệm: tăng phosphatase kiểm trong máu, bất thường prothrombin…

7. Tương tác thuốc

Tương tự các quinolon khác, cần thận trọng khi sử dụng Ciprobay trên các bệnh nhân đang dùng các thuốc gây kéo dài khoảng QT (thuốc chống loạn nhịp nhóm IA, nhóm III, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các kháng sinh macrolid, thuốc chống loạn thần).

Probenecid, tizanidine, theophylline, các dẫn chất xanthine khác, ropinirole, lidocain, clozapine, sildenafil kết hợp với ciprofloxacin đều tăng tích lũy trong cơ thể, làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

Sử dụng phenytoin cùng ciprofloxacin có thể tăng hoặc giảm nồng độ phenytoin tùy thuộc vào từng bệnh nhân.

Phối hợp quinolon liều rất cao với vài thuốc kháng viêm không steroid (ngoại trừ acetylsalicylic) có thể gây co giật.

Có sự gia tăng thoáng qua nồng độ creatinin huyết thanh khi dùng đồng thời ciprofloxacin và cyclosporin.

Sử dụng đồng thời ciprofloxacin với các chất đối vận Vitamin K có thể làm tăng tác dụng chống đông của thuốc này.

Đã có báo cáo về các trường hợp hạ đường huyết khi sử dụng đồng thời ciprofloxacin và các thuốc uống điều trị đái tháo đường, chủ yếu là các sulfonylurea.

8. Dược động học

Hấp thu

Sau truyền tĩnh mạch ciprofloxacin nồng độ thuốc trong huyết thanh đạt đến mức tối đa trung bình vào cuối giai đoạn truyền. Dược động học của ciprofloxacin là tuyến tính với liều thuốc cho đến liều 400mg theo đường truyền tĩnh mạch.

Phân bố

Khả năng gắn kết với protein của ciprofloxacin là thấp (20 - 30%). và thuốc có mặt trong huyết tương phần lớn là dạng không ion hoá. Ciprofloxacin có thể khuyếch tán tự do ra bên ngoài thành mạch. Thể tích phân bố thuốc ở mức ổn định là 2 -3 L/kg thể trọng cơ thể cho thấy ciprofloxacin có thể thâm nhập vào các mô và đạt đến nồng độ vượt trên nồng độ tương ứng trong huyết thanh.

Chuyển hoá

Đã xác định có một lượng nhỏ 4 chất chuyển hoá gồm: desethyleneciprofloxacin (M 1), sulphociprofloxacin (M 2) oxociprofloxacin (M 3), và formylciprofloxacin (M 4). Trên in vitro các chất chuyển hoá từ M1 đến M3 có hoạt tính kháng khuẩn tương tự hoặc thấp hơn hoạt tính kháng khuẩn của acid nalidixic. M4 hiện diện với lượng nhỏ nhất, có hoạt tính kháng khuẩn trên in vitro tương đương norfloxacin.

Thải trừ

Ciprofloxacin được chuyển hoá chủ yếu dưới dạng không chuyền hoá qua thận và một lượng nhỏ hơn ngoài thận

9. Tài liệu tham khảo

- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Ciprobay 400mg.

Chia sẻ