Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ

  01:52 PM 15/09/2023

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có hỗ trợ neo chặn bằng Mini-implant trên bệnh nhân có chỉ định nhổ răng hàm nhỏ.
Ngành: Răng - Hàm - Mặt.
Mã số: 9720501
Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Kim Liên
Họ và tên người hướng dẫn:
1. TS. Phạm Thị Thu Hằng
2. TS. Võ Thị Thuý Hồng
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Đề tài nghiên cứu hiệu quả điều trị sai khớp cắn loại II có nhổ răng hàm nhỏ, sử dụng mini-implant để neo chặn mang ý nghĩa khoa học, có tính thời sự và thực tiễn, có đóng góp cho ngành Răng hàm mặt, đặc biệt là chuyên ngành chỉnh nha. Tính mới của đề tài là đánh giá kết quả chỉnh hình sai khớp cắn loại II xương theo cả chiều đứng.
Thiết kế nghiên cứu : nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp lâm sàng không đối chứng ở mục tiêu 1 và mục tiêu 2 so sánh giữa ba nhóm bệnh nhân sai khớp cắn loại II xương theo chiều đứng. Tổng số bệnh nhân nghiên cứu là 69 bệnh nhân. Số liệu thu được phong phú, có độ tin cậy, chính xác cao. Nghiên cứu được thực hiện nghiêm túc, trung thực, các số liệu thu thập tại khoa Nắn chỉnh Bệnh viện Răng hàm mặt TW Hà Nội, là bệnh viện chuyên ngành lớn.
Kết quả mới đạt được :
- Nghiên cứu đã đưa ra được các đặc điểm lâm sàng và Xquang của bệnh nhân sai khớp cắn loại II xương ở cả ba nhóm góc hàm đóng, mở và trung bình.
Đặc điểm chung:
+Sai lệch KC mức độ nặng 48/69 (69,6%), trung bình 11/69 (15,94%).
+SKC II xương : ANB 6,61±1,71°,SNA 83,91±9,89°, SNB 78,37±3,62°,Góc liên răng cửa nhọn, góc mũi môi nhọn.
Đặc điểm khác nhau của ba nhóm:
+ GHĐ :GoGnSN<28° (25,17°±2,65°) ,ANS-Me giảm (61,17±7,75mm).
+GHM :GoGnSN>37° (40,22°±2,24°) ,ANS-Me tăng (65,33±6,91mm).
+GHTB: 28°≤ GoGnSN≤ 37° (33,92°±2,14°), ANS-Me trong giới hạn bình thường 62,92±5,93mm.
Những hiệu quả tương tự ở ba nhóm:
+ Mức độ cải thiện khớp cắn: 97% BN có kết quả điều trị tốt (Tổng PAR giảm ≥ 70%) và 2,9% BN có kết quả phần trăm PAR giảm từ 30% đến 70% (mức độ cải thiện vừa ),  không có BN nào cải thiện mức độ kém.
+ Trung bình giá trị góc SNA,SNB,ANB giảm rất ít so với trước điều trị.
+ U1-SN giảm -6,94±8,5° , Ii-Md giảm -5,52±5,88°. Góc liên răng cửa tăng trên 14,2±11,92°
+ Góc mũi môi tăng trên 8,73±10,87°, độ nhô môi trên và môi dưới tới đường thẩm mỹ E giảm.
+ MI tạo neo chặn tối đa với trung bình khoảng cách của răng hàm lớn hàm trên với trục y, răng hàm lớn hàm dưới đến trục y trước và sau điều trị thay đổi rất ít.
+ MI giúp kéo lùi khối răng cửa hiệu quả (kéo lùi khối răng cửa trên -6,74±6,78mm; kéo lùi khối răng cửa dưới -5,1±6,57mm).
Sử dụng MI làm neo chặn có sự khác biệt chiều đứng sau điều trị ở ba nhóm  thể hiện qua các chỉ số
+Nhóm góc hàm mở GoGnSN giảm đi sau điều trị (-1,05°±1,61°), ANS-Me giảm đi (-1,98±4,76 mm), góc trục mặt NBaPtGn tăng lên(1,67°±4,08°) . Răng hàm lớn hàm trên được đánh lún -1,61±3,74mm, răng cửa hàm trên trồi 1,48±2,11mm.
+Nhóm góc hàm đóng GoGnSN tăng lên sau điều trị(2,17°±2,75°) , ANS-Me tăng lên(2,04±2,81mm), góc trục mặt giảm đi(-1,5°±2,22°). Răng hàm lớn hàm trên làm trồi 2,00±2,64mm, răng cửa hàm trên đánh lún-3,79±4,71mm.
+Nhóm góc hàm trung bình: MI tác dụng tập trung kéo lùi và neo chặn giảm độ nhô khi nhìn nghiêng cho bệnh nhân sai khớp cắn loại II. Trung bình các giá trị góc GoGnSN , ANS-Me, góc trục mặt NBaPtGn ít thay đổi sau điều trị . Xương hàm dưới hầu như không thay đổi.

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS
Name of thesis: Study on the effectiveness of treatment of class II malocclusion with anchorage by Mini-implant on patients with extraction of premolars.
Specialization: Odonto-Stomatology
Code: 9720501
Name of graduate student: Tran Thi Kim Lien
Name of supervisor:
1. Dr. Pham Thi Thu Hang
2. Dr. Vo Thi Thuy Hong
Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.
Summary of new main scientific contribution of the thesis:
The study on the effectiveness of treatment of class II malocclusion with extraction of premolars, using mini-implants to anchor the anchorage has scientific, topical and practical significance, contributing to the field of Odonto-Stomatology, especially in orthodontics. The novelty of the study was to evaluate the results of orthopedic skeletal malocclusion  class II  in both vertical direction.
Study design: a cross-sectional descriptive study with no controlled clinical intervention at objective 1 and objective 2 comparing three groups of patients with vertical skeletal class II malocclusion. The total number of study patients was 69 patients. The data obtained is abundant, reliable and accurate. The study was carried out seriously and honestly, the data were collected at the Orthodontic Department of Hanoi Central Odonto-Stomatology Hospital, which is a prestigious specialized hospital.
New results:
- The study showed clinical and radiographic characteristics of patients skeletal class II malocclusion in all three groups of hypodivergent, hyperdivergent and normodivergent patients.
General features:
+ Deviation of malocclusion severity level 48/69 (69.6%), average 11/69 (15.94%).
+ Skeletal malocclusion class II : ANB 6,61±1,71°, SNA 83,91±9,89° , SNB 78,37±3,62°, Pointed incisor angle, pointed lip angle.
Different characteristics of the three groups:
+ Hypodivergent patients group: GoGnSN<28° (25.17°±2.65°) ,ANS-Me decreased (61.17±7.75mm).
+Hyperdivergent patients group :GoGnSN>37° (40.22°±2.24°) ,ANS-Me increased (65.33±6.91mm).
+Normodivergent patients group : 28°≤ GoGnSN≤ 37° (33.92°±2.14°), ANS-Me within normal range 62.92±5.93mm.
Similar effects in the three groups:
+ The degree of occlusion improvement: 97% of patients had good treatment results (total PAR reduction 70%) and 2.9% of patients had a percentage reduction in PAR from 30% to 70% (moderate improvement), none of the patients improved poorly.
+ The average value of angle SNA, SNB, ANB decreased very little compared to before treatment.
+ U1-SN decreased by -6.94±8.5° , Ii-Md decreased by -5.52±5.88°. Angle between incisors increased over 14.2±11.92°
+ The angle of the nose and lips increased above 8.73±10.87°, the protrusion of the upper and lower lips to the E-line decreased.
+ MI created maximum anchorage with the average distance of maxillary molars to the y-axis, mandibular molars to y-axis before and after treatment, there were little change.
+ MI helpt to pull back the incisor block effectively (retracting the upper incisor block -6.74±6.78mm; pulling back the lower incisor block -5.1±6.57mm).
Using MI as anchorage has dimensional differences after treatment in the three groups as shown by the indices
+GoGnSN angle in hyperdivergent group decreased after treatment (-1.05°±1.61°), ANS-Me decreased (-1.98±4.76 mm), NBaPtGn facial axis angle increased(1, 67°±4.08°) . The maxillary molars were indented -1.61±3.74mm, the maxillary incisors protruded 1.48±2.11mm.
+GoGnSN angle in hypodivergent group increased after treatment (2.17°±2.75°) , ANS-Me increased (2.04±2.81mm), facial axis angle decreased (-1.5°± 2.22°). The maxillary molars protrude 2.00±2.64mm, the maxillary incisors recede -3.79±4.71mm.
+ Normodivergent group: MI focused on pulling back and anchoring to reduce protrusion when looking at the side for patients with class II malocclusion. The average values of GoGnSN, ANS-Me, NBaPtGn face-axis angle were little changed after treatment. The lower jaw bone was almost unchanged.

Chia sẻ