Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp

  07:34 AM 15/12/2020

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu hiệu quả cai thở máy theo phương thức NAVA ở bệnh nhân suy hô hấp cấp

Chuyên ngành: Gây mê hồi sức

Mã số: 62720122

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Đức Phúc

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. GS.TS. Nguyễn Gia Bình

2. TS. Lê Thị Diễm Tuyết

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Đây là nghiên cứu áp dụng phương thức NAVA để cai thở máy cho các bệnh nhân suy hô hấp phải thở máy, đặc biệt các trường hợp cai thở máy khó và có thở gian thở máy dài ngày.  Nó đã mở ra khả năng ứng dụng mới giúp cho các bác sỹ lâm sàng có thêm một phương pháp cai thở máy mới hiện đại, sinh lý và an toàn.

- Nghiên cứu đã đưa ra những kết quả cụ thể chứng minh được hiệu quả và tính an toàn khi cai thở máy theo phương thức NAVA so với PSV

+ Tỷ lệ cai thở máy thành công: NhómNAVA 60,6%; Nhóm PSV 56,2%

+ Thời gian cai thở máy: NhómNAVA trung bìnhlà 3,85ngày, nhóm PSV trung bình là 5,03 ngày

+ Phương thức NAVA bảo đảm an toàn cho bệnh nhân trong quá trình cai thở máy so với PSV:  Các chỉ số thể tích lưu thông thở ra, PaO2, PaCO2 và pH máu động mạch được duy trì ổn định trong suốt quá trình cai thở máy ở cả nhóm  NAVA và PSV, cũng như nhóm thành công, thất bại khi cai thở máy NAVA.

+ Cải thiện đồng bộ máy thở và bệnh nhân: là 11,85±6,42 (%);

- Nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thất bại khi cai thở máy theo phương thức NAVA

Điểm SOFA > 4 làm tăng nguy cơ thất bại 9 lần khi cai thở máy NAVA; p<0,05.Điểm SAPS II > 33,5 làm tăng nguy cơ thất bại 6,19 lần khi cai thở máy NAVA ; p<0,05. Điểm APACHE II > 14,5  làm tăng nguy cơ thất bại 5,25 lần khi cai thở máy NAVA ; p<0,05

+Tần số thở trên 30 lần/phút  là yếu tố có thể dự báo khả năng cai thở máy thất bại.

+ Không gặp tai biến nặng khi thở máy bằng phương thức NAVA, một số sự cố gây mất hoặc nhiễu tín hiệu điện thế cơ hoành đều giải quyết được.

Những kết quả này đóng góp cho chuyên ngành gây mê hồi sức những cơ sở lý luận và thực tiễn lâm sàng về lĩnh vực cai thở máy.

 

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research  on the effectiveness of mechanical ventilation withdrawal according to NAVA method in patients with acute respiratory failure

Speciality: Anesthesiology

Code: 62720122

Name of graduate student: Nguyen Duc Phuc

Name of supervisor:

1.Prof. PhD. Nguyen Gia Binh

2. PhD. Le Thi Diem Tuyet

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

 

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

This is a study to apply the NAVA method to stop mechanical ventilation for patients with respiratory failure who require mechanical ventilation, especially in cases of difficult to wean and mechanical ventilation with long-term mechanical ventilation.It has opened up new possibilities for application to help clinicians have a new, modern, physiological and safe method of weaning from mechanical ventilation.

The study has shown specific results proving the efficacy and safety of mechanical ventilator withdrawal according to the NAVA method compared to PSV.

+ Rate of successful mechanical ventilation cessation: NAVA group 60.6%; PSV group 56.2%

+ Time to stop mechanical ventilation: NAVA group is 3.85 days. The PSV group is 5.03 days

+ The NAVA method to ensure patient safety during mechanical ventilatory withdrawal compared to PSV: Circulating volume, PaO2, PaCO2 and arterial blood pH were stable during mechanical ventilation in the whole group. NAVA and PSV ventilator withdrawal, as well as the successful group, failed NAVA ventilator.

+ Improved synchronization of ventilators and patients: The index of non-synchronization in the NAVA group was 8.54 ± 4.63 (%), lower than that of the PSV group was 11.85 ± 6.42 (%); p <0.001.

Research shows that factors influencing failure of mechanical ventilation withdrawal according to NAVA method

+ Severity:SOFA score> 4 increased the risk of failure by 9 times during mechanical ventilation with NAVA; p <0.05.SAPS II score> 33.5 increased the risk of failure 6.19 when withdrawing from the NAVA machine; p <0.05. APACHE II score> 14.5 increased the risk of failure by 5.25 times when stopping NAVA machine; p <0.05

+ Breathing frequency over 30 times / minute is a factor that can predict the possibility of stopping mechanical ventilation failure.

+ No serious complications when breathing machine by NAVA method, some problems causing loss or interference of diaphragm voltage signals can be solved.

These results contribute to the specialty of anesthesiology with clinically theoretical and practical bases in thefield of weaning from mechanical ventilation.

Chia sẻ