Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ngoại khoa cường tuyến cận giáp
Nghành/Chuyên ngành: Ngoại khoa/Ngoại lồng ngực
Mã số: 9720104
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Ánh Ngọc
Người hướng dẫn:
1. PS.TS.Trần Ngọc Lương
2. PGS.TS. Mai Văn Viện
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Là công trình nghiên cứu có hệ thống trong nước đầu tiên về triệu chứng và điều trị ngoại khoa cường tuyến cận giáp.
Nghiên cứu nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân cường tuyến cận giáp ở từng nhóm bệnh cường tuyến cận giáp nguyên phát, cường tuyến cận giáp thứ phát và cường tuyến cận giáp tam phát.
Đặc điểm lâm sàng: CCG NP gặp ở nữ nhiều hơn nam (3,2/1). CCG TP và CCG tam phát gặp nam nhiều hơn nữ (1,6/1 và 1,2/1). Nhóm tuổi hay gặp (43,1%). Tuổi trung bình ở CCG NP là 47,6±14,6 tuổi, ở CCG TP: 41,6±10,9 tuổi, ở CCG tam phát: 45,1±11 tuổi. Nhóm tuổi hay gặp ở CCG NP và CCG TP là 30–45 tuổi, CCG tam phát là 45 -60 tuổi. Các triệu chứng cơ năng hay gặp là mệt mỏi, rối loạn đi tiểu và nước tiểu, đau xương, đi lại hạn chế ở nhóm CCG TP và CCG TaP đều gặp tỉ lệ cao hơn rõ rệt so với nhóm CCG NP. Tỷ lệ sờ thấy u ở CCG NP 57,9% tương đương ở CCG TP 50.4% và CCG tam phát 53,8%. U có đặc điểm hầu hết mật độ chắc và 100% di động.
Đặc điểm cận lâm sàng: Nồng độ canxi máu toàn phần và ion hóa trước mổ chủ yếu tăng ở nhóm CCG NP và CCG tam phát. CCG TP không tăng canxi máu trước mổ. Nồng độ PTH máu trước mổ tăng ở tất cả bệnh nhân, CCG NP trung bình là: 43,05 pmol/l thấp hơn rõ ràng so với CCG TP là 295,9 pmol/l và CCG tam phát là 289,4 pmol/l. Tất cả bệnh nhân nhóm CCG TP và CCG TaP đều suy thận mạn độ V. Siêu âm: phát hiện khối bệnh lý TCG ở 96,3% tổng số BN. Xạ hình: 66,7% tìm thấy khối bệnh lý TCG. Giải phẫu bệnh: chỉ 1/244 BN (0,4%) là carcinoma tuyến cận giáp. Sự khác biệt về triệu chứng lâm sàng giữa nhóm CCG NP so với nhóm CCG TP và CCG TaP hầu hết đều rõ ràng và có ý nghĩa thống kê. Nhưng không có sự khác biệt giữa nhóm CCG TP và CCG TaP.
Nghiên cứu đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị cường tuyến cận giáp: Vị trí khối bệnh lý TCG gặp tỷ lệ cao nhất ở các tuyến cận giáp dưới: 74,4% CCG NP và hay gặp nhất là vị trí E (43,6%). Các triệu chứng cơ năng: giảm rõ rệt. Mệt mỏi giảm ở 84,4%. Giảm đau xương 100% BN CCG NP, CCG TP: 90,8%, CCG tam phát: 98,5%. Canxi máu: Hầu hết nồng độ canxi máu về mức bình thường hoặc thấp. Hội chứng xương đói gặp nhiều ở CCG TP và tam phát (62,8%). PTH máu: Giảm nhanh ngay sau mổ 10 phút và về mức bình thường sau 24h ở CCG NP. Với CCG TP và tam phát, phần lớn BN có PTH giảm nhiều ở các thời điểm theo dõi gần và dần ổn định ở thời điểm 3 và 6 tháng. Cường cận giáp tái phát chỉ gặp ở CCG TP và CCG TaP. Tai biến, biến chứng sau mổ: CCG NP hầu như không có biến chứng sau phẫu thuật. Có 2 trường hợp tử vong thuộc nhóm CCG TP và CCG TaP. Các biến chứng khác như phù phổi cấp, tổn thương TKQN tạm thời chỉ gặp ở CCG TP và CCG TaP với tỉ lệ thấp. Thời gian cuộc mổ trung bình là 48,6± 11,7 phút. Thời gian điều trị sau mổ trung bình là 7,43 ± 3,79 ngày. Kết quả chung của phẫu thuật: thành công 100% ở CCG NP; 90,1% ở CCG TP và 91,3% ở CCG tam phát. Phẫu thuật cắt u tuyến cận giáp điều trị CTCG NP và cắt gần toàn bộ các tuyến cận giáp điều trị CTCG TP và CTCG TaP do suy thận mạn là phương pháp phẫu thuật khá an toàn và hiệu quả.
THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS
Name of thesis: Research on clinical and paraclinical characteristics and results of surgical treatment of hyperparathyroidism
Speciality: Surgical Medicine/Thoracic Surgery
Code: 9720104
Name of graduate student: Nguyen Anh Ngoc
Name of supervisor:
Assoc Prof. MD. PhD. Tran Ngoc Luong
Assoc Prof. MD. PhD. Mai Van Vien
Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.
Summary of new main scinetific contribution of the thesis:
1.This is the first prospective well-designed study on the Outcomes of surgery for hyperparathyroidism in Vietnam.
2. The study showed some clinical and subclinical characteristics in hyperparathyroidism patients.
Clinical features: PHPT is more common in women than men (3.2/1). SHPT and THPT meet more men than women (1.6/1 and 1.2/1). The most common age group is 30-45 years old (43.1%). Physical symptoms: diverse. Common symptoms are fatigue, urination and urine disorders, bone pain, and limited mobility in the SHPT and THPT groups, both at a significantly higher rate than in the PHPT group. Physical symptoms: The rate of palpable tumors in PHPT is 57.9%, equivalent to SHPT 50.4% and THPT 53.8%. U has the characteristics of almost solid density and 100% mobility.
Paraclinical features: Preoperative total and ionized blood calcium concentrations mainly increased in the PHPT and THPT groups. SHPT does not hypercalcemia. Preoperative blood PTH levels increased in all patients, the average PHPT was: 43.05 pmol/l, clearly lower than 295.9 pmol/l of the SHPT and 289.4 pmol/l of the THPT. All patients in the SHPT and THPT groups had grade 5 renal failure. Ultrasound: detected pathology parathyroid glands in 96,3% of all patients. Scanning: 66,7% of all patients found pathological masses of parathyroid glands. Disease explanation: only one patient (0.4%) has parathyroid cancer.
3. The study evaluated surgical results and factors related to surgical outcomes in hyperparathyroidism patients. Location of pathological mass of parathyroid glands: Found in all glands with the highest rate in the lower parathyroid glands: 74.4% of PHPT. Physical symptoms: significantly reduced. Blood calcium: Most blood calcium levels are normal or low. Hungry bone syndrome in SHPT and THPT (62.8%). Blood PTH: Decreases rapidly within 10 minutes after surgery and returns to normal or stable levels thereafter. Recurrent HPT only occurs in SHPT and THPT. Accidents and complications after surgery: PHPT has almost no complications after surgery. There were 2 deaths in the group SHPT and THPT. Overall results of surgery: 100% success in PHPT; 90.1% at SHPT and 91.3% at THPT. The differences in clinical symptoms between the PHPT group compared with the SHPT and THPT groups were mostly clear and statistically significant. But there was no difference between the SHPT and THPT groups. Surgical excision of parathyroid adenoma to treat PHPT and subtotal parathyroidectomy to treat SHPT and THPT due to chronic kidney failure are relatively safe and effective surgical methods.