Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa

  11:24 AM 12/09/2019

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, mô bệnh học và hóa mô miễn dịch ung thư biểu mô tế bào gan có huyết khối tĩnh mạch cửa”.

Chuyên ngành: Nội tiêu hóa

Mã số chuyên ngành: 62.72.01.43

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trịnh Xuân Hùng 

Họ và tên người hướng dẫn: 

1.  GS.TS. Mai Hồng Bàng

2.  PGS. TS. Trịnh Tuấn Dũng

Cơ sở đào tạo: Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Nghiên cứu có giá trị khoa học, đóng góp mới đó là: đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có thể sinh thiết huyết khối tĩnh mạch cửa trên bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan, là một nghiên cứu toàn diện về lâm sàng, cận lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh, mô bệnh học có sự minh chứng về bản chất tổn thương thông qua kỹ thuật Hóa mô miễn dịch của huyết khối tĩnh mạch cửa. Trên thế giới có rất ít nghiên cứu về lĩnh vực này. Vì vậy, đề tài rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

 Kết quả nghiên cứu cho thấy: có mối liên quan giữa vị trí u gan và vị trí huyết khối tĩnh mạch cửa với p<0,001. Phân loại mức độ huyết khối: huyết khối thân (Vp4) chiếm 56,4%, huyết khối nhánh (Vp2, Vp3) chiếm 43,6%. Mức độ huyết khối có liên quan có ý nghĩa với kích thước khối u với p < 0,05. Về đặc điểm huyết khối tĩnh mạch cửa trên mô bệnh học: tất cả huyết khối tĩnh mạch cửa ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan đề là huyết khối ung thư, với độ biệt hóa vừa 58,4%, biệt hóa thấp 32,7%, biệt hóa cao 8,9%. Tăng sinh mạch trong huyết khối sau nhuộm hóa mô miễn dịch: mức độ ít 5%, mức độ vừa 46,5% và mức độ nhiều 48,5%. Tình trạng tăng sinh mạch và độ biệt hóa tế bào ung thư trong huyết khối có liên quan có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Về thời gian sống thêm: thời gian sống thêm toàn bộ trung bình là 8,6 ± 7,8 tháng. Nghiên cứu cũng cho kết quả độ biệt hóa tế bào, phân mức độ huyết khối, giai đoạn bệnh theo Okuda, được điều trị can thiệp có liên quan đến thời gian sống thêm với p < 0,05. Về tính an toàn của kỹ thuật sinh thiết huyết khối tĩnh mạch cửa: không có các biến chứng nặng như chảy máu, tràn dịch, tràn khí màng phổi, thủng cơ hoành, ống tiêu hóa..., chỉ có triệu chứng đau ở các mức độ khác nhau trong đó đau nhiều chỉ chiếm 5%. Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sỹ phải có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt. Nghiên cứu đã cho thấy tính an toàn, ít biến chứng của phương pháp sinh thiết huyết khối tĩnh mạch cửa (điều mà các nhà chuyên môn khá ngại ngần đề cập tới).

Đó là những cứ liệu khoa học có giá trị về nghiên cứu điều trị ung biểu mô tế bào gan khi đưa ra các kết luận có thể ứng dụng tốt trên thực tiễn lâm sàng, có ý nghĩa thực tiễn và sáng tạo, bổ xung thêm cho lý luận của chuyên ngành.

Luận án không trùng lặp với các công trình khác đã công bố trong và ngoài nước trước đây.   

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTIONS OF THE THESIS

Title of thesis: “Study of clinical, paraclinical, histopathological and immunohistochemical characteristics of hepatocellular carcinoma with portal vein thrombosis”

Speciality: Gastroenterology

Code: 62.72.01.43

PhD candidate: Trinh Xuan Hung 

Full name of superviors: 

1.  Prof. Mai Hong Bang, MD.PhD.

2.  Assoc.Prof. Trinh Tuan Dung, MD. PhD

Educational foundation: Scientific Research Institute of Clinical Medicine and Pharmacy 108

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

The research has scientific values, and the new contributions including: this is a first study in Viet Nam that biopsy of portal vein thrombosis in hepatocellular carcinoma patient was carried out. The portal vein thrombosis was completely studied radiologically and histopathologically using immunohistochemical technique. Currently, there have been very few investigations in this field, so our project is scientifically meaningful.

The results showed that the site of hepatocellular carcinoma tumors associated with the site of portal vein thromboses (p<0,001). Classification of portal vein thrombosis including: thromboses in the trunk of the portal vein (Vp4) of 56.4%, thromboses in the branches of the portal vein (Vp2, Vp3) of 43.6%. The grade of thrombosis significantly related with the size of hepatocellular carcinoma tumor (p<0.05). As regard to histopathological characteristic of portal vein thrombosis: all of the portal vein thromboses in patients with hepatocellular carcinoma were malignant thromboses with moderate differentiation of 58.4%, poor differentiation of 3.7%, high differentiation of 8.9%. Neoangiogenesis in the thromboses was observed by using immunohistochemistry: low level of 5%, moderate level of 46.5% and a high level of 48.5%. The neoangiogenesis in the thromboses significantly related with cancer cell differentiation (p<0.001). As regard to survival time: the mean entire survival time of 8,6 ± 7,8 months. Our study also showed that the results of cell differentiation, the grades of thromboses, and stages of the disease on Okuda classification are significantly related with survival time (p <0.05).

There are no any serious complications such as bleeding, pleural effusion, pneumothorax, diaphragm injury, gastrointestinal tract perforation etc ..., it was only pain that ranged different levels in which serious pain accounted for only 5%. This is the difficult technique, requiring good experience and techniques. The research has shown us the safety and complications of biopsy of the portal vein thrombosis (the problemt that experts are reluctant to mention).

That are valuable scientific data for studies in hepatocellular carcinoma treatment. The results can well apply in clinical realities as well as getting creative and real meaning that complement more reasoning for the speciality.

The thesis has not duplicated with others that published in and outside the country before.       

Chia sẻ