Phẫu thuật – thêm một giải pháp cho người béo phì

  10:06 AM 04/03/2019
Tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, uống thuốc giảm cân, hút mỡ bụng là các phương pháp áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh béo phì, tuy nhiên trong một số trường hợp các biện pháp trên được áp dụng cho hiệu quả kém. May mắn thay, giờ đây đã có thêm những phương pháp phẫu thuật như thu nhỏ dạ dày hình ống, phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống kết hợp nối tắt tá hỗng tràng hay phẫu thuật thắt vòng đai dạ dày.

Béo phì là tình trạng lượng mỡ tích lũy trong cơ thể tăng lên nhanh chóng và bất thường. Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ chính thức công nhận béo phì là một loại bệnh vào năm 2013.

Phẫu thuật – thêm một giải pháp cho người béo phì

Tập thể dục, điều chỉnh chế độ ăn uống, uống thuốc giảm cân, hút mỡ bụng là các phương pháp áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh béo phì, tuy nhiên trong một số trường hợp các biện pháp trên được áp dụng cho hiệu quả kém. Đến nay, nhiều chuyên gia trên thế giới đã công bố kết quả cho thấy hiệu quả giảm cân tốt của ba phương pháp phẫu thuật. Đó là Phẫu thuật thắt vòng đai dạ dày; Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống; Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống kết hợp nối tắt tá – hỗng tràng.

Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống được thực hiện nhằm thu nhỏ dạ dày và loại bỏ phần đáy vị nơi có các tế bào chế tiết ra Ghrelin (một loại hooc môn tạo ra trạng thái thèm ăn hoặc tăng cảm giác ngon miệng). Từ đó, giảm lượng thức ăn đưa vào hàng ngày và giúp bệnh nhân không còn muốn ăn nhiều như trước khi phẫu thuật. Từ 11 tháng đến 60 tháng sau mổ, bệnh nhân sẽ giảm được 50% - 70% khối lượng dư thừa trong cơ thể người bệnh.

Hình ảnh mô tả Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống

Còn phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống kết hợp nối tắt tá hỗng tràng cũng có những ưu điểm riêng. Ngoài việc thu nhỏ dạ dày thì phương pháp này còn ngăn cản một đoạn ruột non tiếp xúc với thức ăn. Từ đó tác động tích cực với những bệnh nhân tiêu đường, giúp giảm cân hiệu quả và bền vững. Đồng thời phương pháp này cải thiện rõ rệt đường máu sau phẫu thuật ở những bệnh nhân béo phì kết hợp tiểu đường.

Hình ảnh mô tả Phẫu thuật thu nhỏ dạ dày hình ống kết hợp nối tắt tá hỗng tràng.

Béo phì – bệnh của các nước phát triển

Bệnh béo phì đã và đang trở thành một nguy cơ của sức khỏe. Tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, tình trạng này đang tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây, kể cả ở trẻ nhỏ lẫn người lớn tuổi. Bệnh béo phì xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, đó là vấn đề di truyền và ảnh hưởng của môi trường đối với bệnh béo phì.

Các nhà khoa học đã cho thấy gen đóng vai trò chính trong sự phát triển của bệnh béo phì ở một số cá nhân và trong cộng đồng. Tuy nhiên, với sự gia tăng số lượng bệnh nhân béo phì nhanh chóng, cho thấy rằng có sự ảnh hưởng đáng kể của các yếu tố môi trường đối với bệnh béo phì. Đó là sự phát triển của công nghệ thực phẩm, giá rẻ, đa dạng, giàu calo và lối sống ít hoạt động thể chất.

Chẩn đoán thừa cân và béo phì

Thông qua chỉ số BMI (Body Mass Index), mỗi người có thể biết chính xác mình đang mắc bệnh béo phì, thừa cân hay suy dinh dưỡng.

Ví dụ: một người cao 165cm, nặng 100kg, BMI=100/1,65 2 =36,7).

Theo đó, các nước Châu Á đều có bảng chỉ số BMI riêng. Đối với Việt Nam, chỉ số BMI được phân loại cụ thể như sau:

Béo phì dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể

Béo phì không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong đi lại, sinh hoạt, mà đáng lo ngại khi bệnh béo phì làm gia tăng nguy cơ các bệnh lý khác như: bệnh ung thư, bệnh hệ tim mạch, bệnh phổi, bệnh về ống tiêu hóa, hệ thống cơ xương khớp, hệ tiết niệu, … gây tác động xấu tới sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân béo phì còn phải đối mặt với các vấn đề phân biệt đối xử trong xã hội. Hay như tình trạng thường xuyên bị lạm dụng tình dục hoặc thể chất, những khó khăn xã hội kết hợp tạo ra một tỷ lệ rất cao của chứng trầm cảm ở bệnh nhân béo phì.

Béo phì là một bệnh lý nguy hiểm, gây nhiều biến chứng và tiền đề của nhiều bệnh khác, đồng thời còn ảnh hưởng nhiều đến ngoại hình, gây mất tự tin và vẻ đẹp. Chính vì vậy, mỗi người hãy chủ động trong phòng tránh bệnh, điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Thực hiện: Lan Hương – Truyền thông Bệnh viện.

Chia sẻ