Khe hở môi (KHM) và khe hở vòm miệng (KHVM) là loại dị lật bẩm sinh thường gặp ở vùng hàm mặt. Nhìn chung có khoảng từ 1-1,5% trẻ mới sinh bị dị tật khe hở môi và vòm miệng hàng năm. Ở Việt Nam, Mai Đình Hưng (1984) cho biết các loại khe hở được phân bổ như sau: có 41,2% là KHM đơn thuần, 41,2% là KHM-VM, còn lại là KHVM đơn thuần. Theo thống kê của Wang S.L. và C.S (1989) có 25,24% KHM đơn thuần, 43,76% là KHM-VM và 30,1% chỉ có KHVM đơn thuần. Như vậy số trẻ em có KHM chiếm từ 70-80%, chỉ có 20-30% bị KHVM.
Các loại dị tật bẩm sinh này gây nên những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt. Những biến đổi này tác động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Vệc điều trị những dị tật này có nhiều phươg pháp từ đơn giản đến phức tạp, được cải tiến nhiều lần do nhiều tác giả. Tuy nhiên do tổn thương đa dạng, trình độ tay nghề, kiến thức của các phẫu thuật viên không đồng đều nên những bệnh nhận được phẫu thuật có thể xuất hiện những di chứng biến dạng môi mũi lớn. Vấn đề sửa chữa kỳ hai biến dạng môi mũi do nhu cầu làm đẹp và làm hoàn thiện các chức năng sinh lý khác được đặt ra ngày càng nhiều.
Tại Khoa phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Bệnh viện TƯQĐ 108 hàng năm đã điều trị nhiều trường hợp, sửa chữa và làm hoàn thiện cho nhiều bệnh nhân có biến dạng mũi ở nhiều mức độ khác nhau mang lại hiệu quả cao. Tùy theo từng trường hợp tổn thương mà kỹ thuật mổ có sự thay đổi tuy nhiên luôn bao gồm các yếu tố kỹ thuật cơ bản sau:
- Đường mổ: đa phần sử dụng phương pháp tạo hình mũi mở, đường rạch da ngang qua trụ mũi, chạy dọc 2 bên trụ và sang ngang theo bờ tự do cánh mũi 2 bên.
- Bóc tách, giải phóng 2 sụn cánh mũi, xắp xếp, điều chỉnh lại các cấu trúc sụn trong tháp mũi để cân đối phần đầu trụ mũi và cánh mũi.
- Sử dụng các chất liệu tự thân như: sụn cánh mũi, sụn vách mũi hay sụn sườn, hoặc các chất liệu nhân tạo như Silicon, để độn thêm vào phần cánh mũi, đầu mũi hoặc sống mũi tạo nên một tháp mũi cân đối, hoàn chỉnh.
Các loại dị tật bẩm sinh này gây nên những thay đổi về cấu trúc giải phẫu, ảnh hưởng lớn đến chức năng và thẩm mỹ khuôn mặt. Những biến đổi này tác động mạnh mẽ đến tâm lý của trẻ từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Vệc điều trị những dị tật này có nhiều phươg pháp từ đơn giản đến phức tạp, được cải tiến nhiều lần do nhiều tác giả. Tuy nhiên do tổn thương đa dạng, trình độ tay nghề, kiến thức của các phẫu thuật viên không đồng đều nên những bệnh nhận được phẫu thuật có thể xuất hiện những di chứng biến dạng môi mũi lớn. Vấn đề sửa chữa kỳ hai biến dạng môi mũi do nhu cầu làm đẹp và làm hoàn thiện các chức năng sinh lý khác được đặt ra ngày càng nhiều.
Tại Khoa phẫu thuật Hàm mặt và Tạo hình Bệnh viện TƯQĐ 108 hàng năm đã điều trị nhiều trường hợp, sửa chữa và làm hoàn thiện cho nhiều bệnh nhân có biến dạng mũi ở nhiều mức độ khác nhau mang lại hiệu quả cao. Tùy theo từng trường hợp tổn thương mà kỹ thuật mổ có sự thay đổi tuy nhiên luôn bao gồm các yếu tố kỹ thuật cơ bản sau:
- Đường mổ: đa phần sử dụng phương pháp tạo hình mũi mở, đường rạch da ngang qua trụ mũi, chạy dọc 2 bên trụ và sang ngang theo bờ tự do cánh mũi 2 bên.
- Bóc tách, giải phóng 2 sụn cánh mũi, xắp xếp, điều chỉnh lại các cấu trúc sụn trong tháp mũi để cân đối phần đầu trụ mũi và cánh mũi.
- Sử dụng các chất liệu tự thân như: sụn cánh mũi, sụn vách mũi hay sụn sườn, hoặc các chất liệu nhân tạo như Silicon, để độn thêm vào phần cánh mũi, đầu mũi hoặc sống mũi tạo nên một tháp mũi cân đối, hoàn chỉnh.
Ảnh thẳng mặt trước và sau mổ tạo hình mũi
Ảnh ngửa mặt trước và sau mổ tạo hình mũi
Ảnh nghiêng mặt trước và sau mổ tạo hình mũi
Ảnh ngửa mặt trước và sau mổ tạo hình mũi
Ảnh nghiêng mặt trước và sau mổ tạo hình mũi
TS.BS. Nguyễn Quang Đức,
Khoa PT Hàm mặt và Tạo hình, ĐT: 04.62784133
Khoa PT Hàm mặt và Tạo hình, ĐT: 04.62784133