Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều

  05:02 PM 13/12/2024

Tên đề tài luận án:  Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ động kinh ở bệnh nhân sau đột quỵ trên lều

Chuyên ngành:  Khoa học thần kinh

Mã số:   9720158

Họ và tên nghiên cứu sinh:  Lê Đình An

Họ và tên người hướng dẫn:

1. TS Nguyễn Hồng Quân

2. TS Ngô Tiến Tuấn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Tỷ lệ mắc mới của động kinh sau đột quỵ dao động lớn qua các nghiên cứu trên thế giới. Nghiên cứu chúng tôi thực hiện trên 1000 bệnh nhân với gian theo dõi trên 42 tháng cho thấy tỷ lệ mắc mới của động kinh sớm và động kinh muộn sau đột quỵ lần lượt là 5,7% và 3,86%. Động kinh sớm xảy ra chủ yếu trong ngày đầu sau đột quỵ, trong khi đó động kinh muộn thường xảy ra trong năm đầu tiên.

Các triệu chứng của động kinh sau đột quỵ có thể đa dạng và dễ nhầm lẫn với các khiếm khuyết thần kinh sau đột quỵ. Do đó, điện não đồ nên được đưa vào thực hiện thường quy nhằm tầm soát động kinh không triệu chứng hoặc chẩn đoán phân biệt triệu chứng hoặc di chứng đột quỵ.

- Tuổi cao, tiền sử đột quỵ cũ, mức độ nặng của đột quỵ, tình trạng tăng bạch cầu, tăng Creatinin,  giảm LDL cholesterol, giảm Natri, thể nhồi máu não, tổn thương hỗn hợp 2 bên, tổn thương thùy trán, vỏ não, vùng động mạch não trước,  là những yếu tố tiên lượng độc lập gây cơn động kinh sớm.

- Các yếu tố nguy cơ cơn động kinh muộn bao gồm tuổi cao, có đột quỵ cũ,  mức độ nặng của đột quỵ (thang điểm Glasgow thấp), tình trạng tăng bạch cầu, rung nhĩ, có bất thường trên siêu âm tim, trên phim CT/MRI có tổn thương hỗn hợp 2 bên, thùy trán, vỏ não, vùng động mạch não trước, thể nhồi máu não và cơn động kinh sớm là những yếu tố tiên lượng độc lập nguy cơ động kinh muộn.

- Cơn động kinh sớm làm tăng nguy cơ tử vong và giảm mức độ hồi phục. Động kinh muộn có ảnh hưởng kém hơn về mặt chức năng tại thời điểm ra viện. Tuy nhiên, tại thời điểm 6 tháng đến 1 năm sau ra viện và tại thời điểm kết thúc nghiên cứu không ghi nhận ảnh hưởng tiêu cực của động kinh muộn đến tỷ lệ tử vong và tình trạng chức năng sau đột quỵ.

 

 

 

 

 

 

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research on clinical, paraclinical characteristics and the risk factors for seizure in patients after supratentorial stroke

Speciality: Neuroscience

Code: 9720158

Name of graduate student: Le Dinh An

Supervisor:

1. Dr. Nguyen Hong Quan.

2. Dr. Ngo Tien Tuan.

Training facility: Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences 108.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

-

- The symptoms of post-stroke seizure can be diverse and hardly differential diagnosis with neurological deficits after stroke. Therefore, EEG should be routinely performed to screen for asymptomatic seizure or to differentiate symptoms or sequelae of stroke.

- Older age, previous stroke, stroke severity, leukocytosis, increased creatinine, decreased LDL cholesterol, decreased sodium, cerebral infarction, bilateral hemispheres lesions, lesions in the frontal lobe, Cortical involvement, and anterior cerebral artery region are independent predictors of early seizures.

- Risk factors for late seizures include older age, previous stroke, stroke severity (low Glasgow Coma Scale), leukocytosis, atrial fibrillation, abnormalities on echocardiography, bilateral hemispheres lesions; frontal lobe lesion, cortical involvement, and anterior cerebral artery region on CT/MRI, cerebral infarction, and early seizures are independent predictors of late seizures.

- Early seizures increase the risk of death and decrease rehabilitation. Late seizures have a negative impact on function at the time of discharge. However, at 6 months to 1 year after discharge and at the end of the study, no negative effects of late seizures on mortality and functional status after stroke were noted.

Chia sẻ