Những kỷ niệm không bao giờ quên của đoàn Chuyên khoa 730B Viện Quân y 108 chiến trường Quảng Trị năm 1972.

  05:03 PM 20/11/2018
Những dấu ấn trong cuộc hành trình vào chiến trường hòa theo tiếng gọi của Tổ quốc”Tất cả chi viện cho Miền Nam ruột thịt”

Đào 730B gồm 20 cán bộ chiến sĩ của Bệnh viện 108 (5 Bác sĩ, 6 y sĩ,4 hộ lý, 2 công cụ và liên lạc, 2 lái xe và 1 chính trị viên hăng hái vào chiến trường theo diện B ngắn với tinh thần:


“Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ

Mà lòng phơi phới dậy tương lai”

  Đoàn ra đi vào đúng ngày 03/02/1972 là ngày thành lập Đảng LĐVN nên càng động viên tinh thần của cán bộ chiến sỹ toàn đoàn. Sau lời căn dặn của đồng chí Lê Đình Lý chính ủy Bệnh viện và sự tiễn đưa đầy tình cảm của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình thân yêu và bênh nhân toàn đoàn lên đường ngay. Ngày ấy đường đi từ Hà Nội vào Quảng Bình thường xuyên bị máy bay oanh tạc suốt dọc đường, đường xá hỏng, bị đào xới lên xung quanh là những hố bom sâu nên phải vừa đi vừa tránh máy bay, tránh hố bom, đạn. Tuy vất vả xong nhìn thấy bom đạn của giặc thả xuống Miền Bắc, càng nung nấu thêm ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ.

  Khi đoàn đến Nông trường Quyết Thắng (ở phía tây Quảng Bình) gần viện 43 thì bom ném vào Viên 43 song Đoàn 730B không bị thương vong. Đoàn đã nhanh chóng cất lêu đào hầm thùng để nghỉ trong rừng cao su. Hàng ngày luyện tập về chuyên môn, sức khỏe để chuẩn bị cho chặng đường phía trước vượt Trường Sơn bằng đường bộ. Hằng ngày còn tập hát bài “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” và sinh hoạt đoàn, sinh hoạt chi bộ, chi đoàn, tổ phụ nữ.

  Ngày 22/2/1972 Đoàn rời khỏi Nông trường Quyết Thắng, vượt núi cao đến Phân trạm A của mặt trận. Tại đây Đoàn được mặt trận tổ chức cho ăn tết trước khi vào sâu hơn. Sáng hôm sau Đoàn hành quân theo trục H dọc dải Trường Sơn. Sau khỉ leo qua núi cao, xuống núi chuẩn bị vượt Bãi Hà và sông Bến Hải thì hai đồng chí Nữ Hiếu và Thúy Quỳnh sức yếu nên không thể đi nhanh được. Đồng chí Huy Phan trưởng đoàn nói: “2 đồng chí tuy rất có quyết tâm song sức khỏe yếu, đồng chí Hiếu lại có thai nên đoàn quyết định để hai đồng chí ở lại quay về phía Bắc tại Viện 43 đến khi đoàn ra Bắc sẽ đón hai đồng chí, nếu các đồng chí đi với tốc độ không đảm bảo thời gian cho một cung đường thì địch sẽ oanh tạc vì chiến sĩ giao liên đã nắm được thời gian an toàn để đi. Nếu chậm Có thể toàn đoàn sẽ bị hy sinh”.

  Thế là chúng tôi phải trở về Phân trạm A phân trạm tiền phương (ở Quảng Trị), song chúng tôi nghĩ vẫn quyết tâm quay lại chiến trường. Chúng tôi nhé đồng chí Yên tham mưu trưởng Anh chính trị viên, đồng chí Kh. trưởng: “Vì sức khỏe yếu chúng. rèn luyện để quay lại chiến trường đồng chí đã ủng hộ chúng tôi, ngày ngày chúng tôi tập leo dốc cao trên 50 nhìn xuống vực sâu, mang vác hộ ba. những chiến sĩ bị sốt. Các đồng chí Phân trạm rất quan tâm đến chúng tôi như: Anh Bàn đối cho tôi chiếc ba lô nha giúp chúng tôi bỏ bớt những tư trang cho nhẹ tạo điều kiện cho ăn khá hơn. Sau 5 ngày luyện tập chúng tôi được trở lại chiến trường theo đơn vị đội điều trị 204 và dân quân 1C (mang vác súng 12 ly 7 vào cho bộ đội ở chiến trường). Từ đây cùng với chiếc gậy trường sơn (làm bằng song cứng), chúng tôi đã cùng đơn vị vượt qua đường Bãi Hà, Sông Bến Hải, rồi hàng ngày vượt qua núi cao từ 550m -1010m - 1331m theo dọc 9 cung đường của trục H.Có lúc leo lên đỉnh mệt phờ thì gặp ngay một cây rừng đổ nằm ngang đã Có một anh bộ đội khắc chữ“Phờ râu trê”.

  Đường trơn toàn đất đỏ và đá lởm chởm, vắt cắn, rét buốt thấu xương, mưa suốt ngày nhưng chúng tôi đều bám đội hình, Có lúc leo lên phải bò, có lúc xuống dốc phải trượt mà trên vai là ba lô nặng, một ruột tượng đầy gạo, chăn dù, tăng vòng túi cứu thương, ruốc B, dao găm và nếu là sĩ quan lại có thêm súng ngắn. Sáng nào cũng dậy từ mờ đất để ăn cơm với rau rừng (rau rón, rau móng ngựa xào) không Có thịt cá, ăn xong lấy một gói cơm mang theo để ăn trưa. Có ngày phải đi đêm, '' bì bõm qua sông, qua bãi, vì ban ngày sợ bị lộ oanh tạc. Đi đêm sợ nhất là hôm đi qua đường tăng của sân bay Tà Cơn, phải đi đúng đường mòn bé nhỏ, ví đi trượt ra khỏi là chạm mìn lá sẽ bị sát thương hoặc nếu đụng vào cây nhiệt đới (chính là một loại ăng ten của địch rải xuống đất) thì OVIO trên trời sẽ phát hiện mục tiêu và goi F105 và C130 đến ném bom. Đêm đó OVIO quần suốt đêm đến 3h sáng không thể nào vượt được đường tăng, may có bộ đội bờ Bắc bắn yểm trợ nên chúng tôi không bị lộ và nhanh chóng vượt đường tăng để vào rừng. Sau những ngày vất vả, chúng tôi đã có mặt tại đơn vị khỏe mạnh, an toàn và bắt tay ngay vào Công việc khi vừa hạ ba lô xuống.

. Những ngày ở chiến trường Quảng Trị.

  Đoạn 730B vào chiến trường phối hợp với đội điều trị 204 để phục vụ Thương bệnh binh. Ban đầu khi chưa mở chiến dịch, đơn vị đóng ở khe Bi Hiêm, làng Hoàng Tập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng trị. Nơi đây chính là làng Vây. Bệnh viện ở trong một khu rừng có một con suối. Các bạn và Ban chỉ huy ở những khu khác nhau và cách xa nhau để tránh bị oanh tạc. Cứ mỗi lần mưa rừng xuống là nước đổ về lòng sông rộng ra mênh mông các đơn vị không sang được nhau, phải chờ khi nước rút Có khi phải chờ đến cả ngày không về được nơi nghỉ.

  Ngay từ khi đến địa điểm công tác, chúng tôi đã triển khai đào hầm chữ A và hầm thùng để ở (cứ hai đến 3 người một hầm) xây dựng phòng mổ và các lán trại thương bệnh binh, hàng tuần đi gùi gạo ở ngoài đường 9 và làm công việc chuyên môn phục vụ thương bệnh binh. Khi bệnh nhân chưa đông, ban 1 (ban Nội Ngoại tổng hợp) thu dung nhiều thương bệnh binh các loại bệnh như SRAT- SR sơ nhiễm, cắt cụt chi, vết thương bụng, ... Vì vậy đoàn điều các đồng chí Hiếu, Quỳnh, Thái, Oanh, Mai, Nguyện sang ban 1 Công tác. Đến ngày 02/4 ban 1 được lệnh hành quân lên tuyến trước để đón thương bệnh binh ở tuyến trước gửi về và xây dựng địa điểm mới để chuẩn bị chuyển toàn bộ đơn vị về địa điểm mới. Thế là các anh Tiến, Phan, Hòa, Nguyện, Quỳnh, Thái, Mai, Dũng, Đằng, Thủy được lệnh đi ngay, còn lại ở đơn vị Hiếu, Oanh, Hồng, Thịnh lại chuyển sang ban 3 để giải quyết bệnh nhân. Thương bệnh binh còn lại nếu nặng chuyển về tuyến sau, nhẹ thì ra viện về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Các anh Thúy Hỷ chuẩn bị theo bạn để di chuyển Anh Luận, Anh Nhương, Anh Sáu chuẩn bị chuyển sau cùng toàn bộ đơn vị 204.

  Chiến trường càng ngày càng ác liệt, đơn vị chuyển liên tục càng gần mặt trận. Một số đi lên Động Đoàn - Cửa Việt Tả Côn, Tả Túc - Ái Tử, Mai Lộc và cuối cùng đoàn đóng quân cùng đội điều trị 204 ở Cam Thanh, Tân Định, Tân Trường, qua huyện Cam Lộ cách thị xã Quảng Trị gần 30km. Thời gian ở đây bị địch ném bom 2 lần vào trúng đội hình của đơn vị, song đoàn 730B không có thương vong, có 1 y tá và 3 dân công hy sinh. Các đồng chí Phan,Tiến Thịnh,Quỳnh, Oanh, Thái luôn Có mặt tại phòng mổ, mổ hết bệnh nhân này đến bệnh nhân khác. Nhiều thương binh bị đa chấn thương các anh chị đã đứng hàng giờ để cứu chữa.

  Song song với việc cấp cứu và điều trị thương bệnh binh. Ngay từ đầu đoàn 730B được nhận nhiệm vụ từ đồng chí Vũ Văn Cẩn (Cục trưởng Cục quân y - CNTCHC) giao nhiệm vụ: “Giải quyết tốt thương bệnh binh nội ngoại ngay tại chiến trường để trả quân số trở lại chiến đấu càng nhiều càng tốt, hạn chế chuyển ra Bắc và làm NCKH để rút kinh nghiệm trong xử trí vết thương chiến tranh và điều trị sốt rét ác tính và sốt rét Sơ nhiễm. Với trách nhiệm nặng nề như vậy nên Đoàn 370B đã giao nhiệm vụ cho mỗi bác sĩ đều phải có một đề tài khoa học đáp ứng với chiến trường. Vì vậy dù công việc luôn căng thẳng, di chuyển luôn song bác sĩ đều có những đề tài nghiên cứu khi hoàn thành nhiệm vụ trở về bệnh viện như: Tạo hình sớm vết thương hàm mặt, nghiên cứu xử trí vết thương bom bị trong phủ tạng, xử trí sớm vết thương sọ não, điều trị sốt rét ác tính và sốt rét sơ nhiễm ở chiến trường, hình ảnh đường đi của bom bi trong giải phẫu bệnh lý để rút kinh nghiệm xử lý.v...

  Để chuẩn bị tốt cho việc phục vụ thương bệnh binh, khi chưa vào chiến dịch căng thẳng, đoàn đã tổ chức huấn luyện chuyên môn cho các y bác sĩ trong đoàn và y tá có thể xử lý được bất kỳ tình. huống nào dù không thuộc chuyên khoa, như bác sĩ Phan dạy về xử trí. chấn thương, vết thương hàm hòa khí phương pháp tạo hình, bác sĩ Tiến dạy về cắt cụt chi, về vết , não, cầm máu trong vết thương vết thương ngực, bụng do hỏa khí; Bác sĩ Luận giảng về thuốc, bác sĩ Hiếu giảng sốt rét ác tính, sốt rét sơ nhiễm, dịch hay dịch tả (chuẩn bị cho khi giải phóng ở Quảng Trị). Nhờ vậy, tình huống nào có y bác sỹ, có thể chung tay vào cứu chữa thương bệnh binh. Bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn Ban chỉ huy và Đảng bộ mặt trận rất quan tâm đến Công tác phát triển Đảng trước ngày mở chiến dịch, cụm II mặt trận đã tổ chức 1 lớp học cảm tình Đảng cho tất cả các đơn vị ở mặt trận B5. Đoàn 730B được 3 đồng chí Hiếu, Quỳnh, Thịnh và 12 đồng chí của đội điều trị 204 dự lớp học trong 3 ngày: Lý tưởng Đảng, tính chất vai trò của Đảng, nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay. Khi chiến dịch chuẩn bị mở toàn đơn vị được học tập: Tình hình nhiệm vụ chiến dịch, thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi cán bộ chiến sĩ mạt trận, lời kêu gọi của Quân ủy Trung ương gửi các đồng chí tham gia chiến dịch 'C' sử, qua đó toàn thể đoàn 730B đã nỗ lực vượt bậc hành động cương quyết C thế quyết tâm cao. Ra quân là đánh thắng trận đầu. Bằng việc cứu chữa và phục" thương bệnh binh tốt và đồng chí Thịnh được kết nạp Đảng, đồng chí Dũng được kết nạp Đoàn tại chiến trường.

 

Đại tá, PGS.TS Nguyễn Kim Nữ Hiền

Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện TWQĐ 108

Chia sẻ