Kỹ thuật PCR đa mồi trong chẩn đoán mầm bệnh gây nhiễm khuẩn huyết.

  09:48 AM 29/05/2015

  Cấy máu hiện đang được cho là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán mầm bệnh trong nhiễm khuẩn huyết (NKH). Tuy nhiên, việc lấy một lượng máu lớn ở các bệnh nhi sơ sinh là một việc rất khó khăn, quy trình thực hiện thường kéo dài từ 48-72 giờ mới có kết quả sơ bộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 25% bệnh nhân được xác định nguyên nhân gây NKH bằng cấy máu. Vì vậy, việc chẩn đoán NKH hiện nay chủ yếu là dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Và như vậy thường bệnh không được phát hiện sớm và do đó rất nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ và người cao tuổi. 

    Việc phát hiện DNA của vi khuẩn trong mẫu máu của bệnh nhân được cho là một phương pháp có độ nhạy cao, thực hiện nhanh có giá trị hỗ trợ cho cấy máu để chẩn đoán NKH. Tuy nhiên, cho đến hiện nay vẫn chưa có phương pháp phát hiện DNA của vi khuẩn nào được cho là chuẩn để phát hiện DNA trong chẩn đoán NKH. Vì vậy, nghiên cứu xây dựng một phương pháp chẩn đoán nhanh, có độ nhạy, độ đặc hiệu cao đang là nhu cầu bức thiết hiện nay. Bởi vì, khi có phương pháp chẩn đoán chính xác, nhanh, có độ nhạy, độ đặc hiệu cao thì sẽ giúp các Thầy thuốc có sự lựa chọn kháng sinh có hiệu quả, cứu sống được bệnh nhân, ngăn chặn được sự xuất hiện vi khuẩn kháng thuốc.

    Từ trước tới nay, hầu hết các phương pháp PCR để chẩn đoán các mầm bệnh thường chỉ sử dụng đơn mồi. Mỗi lần xét nghiệm chỉ phát hiện được 1 vi sinh vật. Như vậy, để chẩn đoán nhiều mầm bệnh sẽ rất mất thời gian và kinh phí cao. Yêu cầu thực tế hiện nay là phải phát triển một phương pháp đơn giản, giá thành thấp để có thể phát hiện được nhiều mầm bệnh trong một lần xét nghiệm.

Chỉ định:
 Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm khuẩn huyết.



Liên hệ: Khoa Sinh học Phân tử
Điện thoại:  04. 62784169
Chia sẻ