KỸ THUẬT CHUYÊN SÂU KHOA HUYẾT HỌC LÂM SÀNG

Truyền tế bào lympho từ người hiến, giải pháp cho bệnh nhân bị bệnh máu ác tính tái phát sau ghép tế bào gốc tạo máu đồng loài
  17:14 27/07/2023
Truyền tế bào lympho của người hiến (DLI: Donor Lymphocyte Infusion) là truyền tế bào lympho của người đã hiến tế bào gốc tạo máu (TBGTM) vào cơ thể bệnh nhân bệnh máu ác tính đã từng nhận TBGTM của người hiến này. Quy trình này có thể được thực hiện khi bệnh nhân bị bệnh tái phát sau ghép tuỷ xương.
Phòng ngừa nhiễm trùng ở người bệnh sau ghép tế bào gốc tạo máu
  14:05 24/05/2023
Ghép tế bào gốc tạo máu là một phương pháp điều trị hiệu quả đối với một số bệnh lý huyết học. Khoa Huyết học lâm sàng – Bệnh viện TWQĐ 108 đã áp dụng phương pháp điều trị này cho các bệnh nhân Đa u tủy xương, U lympho và Bạch cầu cấp. Ghép tế bào gốc tạo máu là một hành trình khó khăn cho người bệnh và gia đình. Sau giai đoạn nằm cách ly tại bệnh viện, khi các tế bào máu hồi phục người bệnh được trở về nhà và tái khám theo lịch hẹn của thầy thuốc. Tuy nhiên phải mất từ 3 đến 12 tháng để hệ thống miễn dịch của người bệnh hồi phục hoàn toàn. Năm đầu tiên sau khi ghép giống như năm đầu tiên của một đứa trẻ sơ sinh. Trong thời gian này, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng rất cao. Do đó, trước khi ra viện, người bệnh cần nắm được các thông tin giúp phòng ngừa và phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng sau ghép tế bào gốc tạo máu tại nhà.
Cậu bé dân tộc Tày và nghị lực sống phi thường
  09:24 01/03/2023
C.N.Q là cậu bé người dân tộc Tày, năm nay mới 18 tuổi, mắc bệnh bạch cầu cấp, một trong những bệnh ung thư máu. Q đang truyền hóa chất tại Khoa A18 của chúng tôi. Trong ấn tượng của tôi, Q là cậu bé ngoan ngoãn, lễ phép, chịu khó. Mỗi lần vào viện điều trị, luôn thấy hình ảnh 1 cậu bé gầy thanh mảnh, hơi đen nhưng rất nhanh nhẹn cùng chiếc balo màu nâu đã cũ, nhìn từ xa cũng có thể nhận ra ngay. Lần này em nhập viện điều trị với phác đồ hóa chất liều cao, cũng đã gần 10 ngày…
Vắc-xin COVID-19 ở bệnh nhân mắc bệnh máu ác tính
  11:30 03/08/2021
Hiện tại, Bộ Y tế đã phê duyệt 5 loại vắc-xin phòng COVID-19 bao gồm AstraZeneca, Sputnik V, Moderna, Pfizer và Vero Cell. Thủ tướng Chính phủ đã phát động chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 với mục tiêu tiêm 150 triệu mũi cho khoảng 75 triệu người trên toàn quốc trong thời gian tới. Do đó, chỉ định, chống chỉ định và trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 ở các đối tượng được quan tâm, đặc biệt với các bệnh nhân mắc bệnh lý kết hợp, trong đó có bệnh máu ác tính.
Những tiến bộ trong hóa trị ung thư đại trực tràng
  02:40 08/05/2018
Trong vòng 40 năm qua, đã có rất nhiều tiến bộ trong hóa trị ung thư đại trực tràng. Thời kỳ đầu, fluorouracil là hóa chất duy nhất hiệu quả trong ung thư đại trực tràng, thời gian sống thêm chỉ đạt được 8-11 tháng. Ngày nay với các thuốc mới ra đời, thời gian sống thêm kéo dài gấp đôi, nhiều bệnh nhân sống trên 2 năm. Với phần lớn các bệnh nhân, mục đích điều trị là giảm nhẹ triệu chứng, tăng thời gian sống thêm và duy trì chất lượng cuộc sống tốt hơn.