Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra một danh sách ban đầu các bệnh truyền nhiễm cần sự quan tâm nghiên cứu đặc biệt nhằm ngăn chặn khả năng bùng phát đại dịch trong tương lai. Danh sách này bao gồm 07 bệnh cần được quan tâm khẩn cấp “urgent attention” là: Sốt xuất huyết Crimean Congo, bệnh Ebola, sốt xuất huyết Marburg, sốt Lassa, hội chứng suy hô hấp cấp do vi rút corona (MERS-CoV và SARS), bệnh do vi rút Nipah, sốt Rift Valley; và 03 bệnh khác được xếp ở mức độ nguy hiểm “serious” là: Bệnh Chikungunya, hội chứng sốt giảm tiểu cầu (Severe fever with thrombocytopenia syndrome) do vi rút SFTS, và bệnh sốt Zika. Nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét, bệnh cúm gia cầm và bệnh sốt xuất huyết Dengue không được đưa vào danh sách này bởi vì những bệnh này đã và đang có mạng lưới kiểm soát và nghiên cứu rộng lớn. Danh sách các bệnh truyền nhiễm có khả năng bùng phát thành đại dịch đã đề cập một vấn đề rất quan trọng và sẽ được WHO đưa vào chương trình hội nghị lần thứ 69 vào tháng 5 năm 2016 của Hội đồng Y tế Thế giới tại Geneva, Thụy Sĩ.
Dự án nghiên cứu về các bệnh có khả năng bùng phát dịch là sự kế thừa công việc của WHO đã làm trong vụ dịch vi rút Ebola gần đây ở Tây Phi và đã được khởi xướng tại Hội nghị thượng đỉnh về Ebola của WHO tổ chức vào tháng 5 năm 2015. Thông qua vụ dịch Ebola, WHO nhận thấy sự bất cập của phương pháp tiếp cận hiện nay đối với vắc xin, thuốc điều trị và phương pháp tiếp cận chẩn đoán. Cụ thể, WHO cho rằng các mô hình hiện nay không phù hợp với việc kiểm soát bệnh lẻ tẻ hoặc khó dự đoán trước, đặc biệt là ở các nước kém phát triển.
'Thách thức càng trở nên lớn hơn khi phải đối mặt với một căn bệnh hoàn toàn mới như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), và nhiễm virus Nipah. Đây chỉ là ba ví dụ về các bệnh lây truyền người và động vật đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua' WHO đã viết trong bản kế hoạch chi tiết và 'Cộng đồng quốc tế cần phải đầu tư nghiên cứu để cải thiện sự hợp tác toàn cầu nhằm phản ứng tốt hơn với các mối đe dọa mới và chuẩn bị mô hình về nghiên cứu và phát triển để giải quyết dịch bệnh trong tương lai'.
Chính sách của WHO là sẽ không trả hàng triệu đô la cho kế hoạch này. Cách tiếp cận vấn đề sẽ là yêu cầu đề xuất kế hoạch nghiên cứu phát triển và ưu tiên kế hoạch về sản xuất vắc-xin, thuốc chữa bệnh và các phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Vắc-xin hoặc các thuốc ưu tiên sẽ được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 khi dịch bệnh chưa bùng phát và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 khi dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Theo đánh giá của nhóm tư vấn khoa học của dự án này, ý tưởng khả thi nhất về tài chính là sẽ mời các nhóm nghiên cứu trình bày ý tưởng tại một hội thảo bao gồm WHO tại các nước thành viên và các nhà tài trợ.
Danh sách ban đầu các bệnh truyền nhiễm đã được lựa chọn bởi một hội đồng khoa học và các chuyên gia y tế công cộng trên thế giới. Danh sách này gồm năm đến mười tác nhân gây bệnh mới nổi hàng đầu có khả năng gây bùng phát thành đại dịch mà hiện chưa có hoặc không có biện pháp đối phó y tế hữu hiệu. Các nhóm làm việc bao gồm các chuyên gia vi rút học, vi sinh học, miễn dịch học, y tế công cộng, các nhà lâm sàng, các chuyên gia phân tích về mô hình dự đoán, các nhà phát triển sản phẩm và các chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Kết luận của các chuyên gia đã được xem xét bởi nhóm tư vấn khoa học độc lập của WHO. Danh sách này sẽ được xem xét lại hàng năm hoặc khi có bệnh mới xuất hiện.
Tiến sỹ Freedman, giáo sư y khoa và dịch tễ học tại Đại học Alabama, Birmingham cho rằng, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vẫn là những bệnh lý đáng quan ngại nhất có khả năng bùng phát dịch, bao gồm hội chứng hô hấp trung đông (MERS), hội chứng suy hô hấp cấp tính do vi rút corona (SARS) và cúm gia cầm.
'WHO R&D Blueprint.' WHO. Published online November 2015. Full text.Dự án nghiên cứu về các bệnh có khả năng bùng phát dịch là sự kế thừa công việc của WHO đã làm trong vụ dịch vi rút Ebola gần đây ở Tây Phi và đã được khởi xướng tại Hội nghị thượng đỉnh về Ebola của WHO tổ chức vào tháng 5 năm 2015. Thông qua vụ dịch Ebola, WHO nhận thấy sự bất cập của phương pháp tiếp cận hiện nay đối với vắc xin, thuốc điều trị và phương pháp tiếp cận chẩn đoán. Cụ thể, WHO cho rằng các mô hình hiện nay không phù hợp với việc kiểm soát bệnh lẻ tẻ hoặc khó dự đoán trước, đặc biệt là ở các nước kém phát triển.
'Thách thức càng trở nên lớn hơn khi phải đối mặt với một căn bệnh hoàn toàn mới như hội chứng suy hô hấp cấp tính (SARS), hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS), và nhiễm virus Nipah. Đây chỉ là ba ví dụ về các bệnh lây truyền người và động vật đã xuất hiện trong hai thập kỷ qua' WHO đã viết trong bản kế hoạch chi tiết và 'Cộng đồng quốc tế cần phải đầu tư nghiên cứu để cải thiện sự hợp tác toàn cầu nhằm phản ứng tốt hơn với các mối đe dọa mới và chuẩn bị mô hình về nghiên cứu và phát triển để giải quyết dịch bệnh trong tương lai'.
Chính sách của WHO là sẽ không trả hàng triệu đô la cho kế hoạch này. Cách tiếp cận vấn đề sẽ là yêu cầu đề xuất kế hoạch nghiên cứu phát triển và ưu tiên kế hoạch về sản xuất vắc-xin, thuốc chữa bệnh và các phương pháp chẩn đoán tác nhân gây bệnh. Vắc-xin hoặc các thuốc ưu tiên sẽ được sử dụng trong thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 1 khi dịch bệnh chưa bùng phát và sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 khi dịch bệnh có nguy cơ bùng phát. Theo đánh giá của nhóm tư vấn khoa học của dự án này, ý tưởng khả thi nhất về tài chính là sẽ mời các nhóm nghiên cứu trình bày ý tưởng tại một hội thảo bao gồm WHO tại các nước thành viên và các nhà tài trợ.
Danh sách ban đầu các bệnh truyền nhiễm đã được lựa chọn bởi một hội đồng khoa học và các chuyên gia y tế công cộng trên thế giới. Danh sách này gồm năm đến mười tác nhân gây bệnh mới nổi hàng đầu có khả năng gây bùng phát thành đại dịch mà hiện chưa có hoặc không có biện pháp đối phó y tế hữu hiệu. Các nhóm làm việc bao gồm các chuyên gia vi rút học, vi sinh học, miễn dịch học, y tế công cộng, các nhà lâm sàng, các chuyên gia phân tích về mô hình dự đoán, các nhà phát triển sản phẩm và các chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng hô hấp. Kết luận của các chuyên gia đã được xem xét bởi nhóm tư vấn khoa học độc lập của WHO. Danh sách này sẽ được xem xét lại hàng năm hoặc khi có bệnh mới xuất hiện.
Tiến sỹ Freedman, giáo sư y khoa và dịch tễ học tại Đại học Alabama, Birmingham cho rằng, bệnh nhiễm trùng đường hô hấp vẫn là những bệnh lý đáng quan ngại nhất có khả năng bùng phát dịch, bao gồm hội chứng hô hấp trung đông (MERS), hội chứng suy hô hấp cấp tính do vi rút corona (SARS) và cúm gia cầm.
BS. Trịnh Văn Sơn, TS Vũ Viết Sáng
Khoa Bệnh lây đường Hô hấp và hồi sức – Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Bệnh lây đường Hô hấp và hồi sức – Bệnh viện TƯQĐ 108