Toàn cảnh Hội thảo
Bệnh viêm gan B là bệnh mãn tính nguy hiểm, khiến hơn 600.000 người tử vong mỗi năm trên toàn cầu. Nhiễm virus viêm gan B (HBV) mạn vẫn là một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2019, ước tính có khoảng 296 triệu người trên toàn thế giới đang sống chung với viêm gan B mạn tính, tương đương với khoảng 3,3% dân số toàn cầu. Trong số đó, khoảng 1,5 triệu người nhiễm mới mỗi năm và khoảng 820.000 người tử vong do các biến chứng của viêm gan B như xơ gan và ung thư gan.
Theo thống kê mới nhất, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ lưu hành virus viêm gan B cao nhất thế giới, với ước tính khoảng 10 – 20% dân số mang virus này. Tỷ lệ viêm gan B ở Việt Nam cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Điều này có nghĩa là cứ 10 người Việt Nam thì có 1-2 người nhiễm virus viêm gan B.
Đại tá TS Vũ Viết Sáng – Phó Viện trưởng kiêm Chủ nhiệm khoa Bệnh lây đường hô hấp phát biểu khai mạc Hội thảo
ACLF liên quan đến HBV (HBV-ACLF) thường có tiên lượng xấu. Ghép gan được xem là phương pháp điều trị hiệu quả, nhưng thiếu nguồn tạng và chi phí cao. HBV-ACLF là một vấn đề quan trọng đã thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu để làm rõ hơn về cơ chế sinh bệnh, cách để nhận biết sớm tiến triển của viêm gan B mạn (VGBM) và khả năng tái hoạt động nặng của HBV cũng như các tiếp cận điều trị từ nội khoa đến các biện pháp hồi sức tích cực và ghép gan để cải thiện tỷ lệ sống còn cho bệnh nhân. Trong những năm gần đây, sự phối hợp điều trị nội khoa, hồi sức tích cực và ghép gan tại Bệnh viện TWQĐ 108 đã cho những kết quả ngày càng tích cực hơn.
Hội thảo diễn ra với nhiều báo cáo chuyên sâu đến từ các chuyên gia nội khoa, truyền nhiễm, hồi sức, ghép tạng tại Bệnh viện
Mai Chi - Mạnh, Bộ phận Truyền thông, Phòng KHQS