Bệnh đái tháo đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường máu, bệnh có xu hướng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Bệnh được biết trước đây là bệnh nhà giàu, tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, chuyển dịch cơ cấu khẩu phần ăn trong 20 năm qua, bệnh đái tháo đường đã xuất hiện cả ở thành thị và nông thôn, từ người thu nhập thấp đến thu nhập cao. Với tỷ lệ bệnh đái tháo đường năm 2012 theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương là 5,7%, tăng đến 211% trong vòng 10 năm, Việt Nam hiện đang là một nước có tốc độ gia tăng mắc bệnh đái tháo đường nhanh nhất thế giới và có xu hướng trẻ hóa. Với mong muốn góp phần sử dụng chế độ ăn để phòng bệnh đái tháo đường hoặc làm chậm lại thời gian phải dùng thuốc ở những người có chỉ số đường huyết cao, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc một số nguyên tắc trong ăn uống và quy đổi để các bạn có thể áp dụng cho bữa ăn trong gia đình một cách đơn giản, hiệu quả và đem lại sức khỏe cho những người thân yêu.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi: Ăn bao nhiêu là đủ? ăn thịt như vậy đủ chưa? Ăn cơm như vậy có ít không? Sau đây là các bước để xác định được nhu cầu ăn uống khi bị đái tháo đường.
- Bước 1: Bạn hãy xác định cân nặng nên có (CNNC) dựa trên chiều cao đang có của bạn bằng cách:
Cân nặng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
Cân nặng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21
Đây sẽ là mức cân nặng tối đa nên có để đề phòng nguy cơ khi tăng hoặc giảm cân không mong muốn sẽ đưa cơ thể vào tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng.
Ví dụ: bạn nam cao 1m74, cân nặng nên có là: 1,74 x 1,74 x 22 = 66,6 ~ 67 kg
Bạn nữ cao 1m60, cân nặng nên có là: 1,50 x 1,50 x 21 = 47,2 ~ 47 kg
- Bước 2: Xác định nhu cầu năng lượng (Kcal)
Nằm tại giường: 25kcal x CNNC
Lao động nhẹ: 30kcal x CNNC
Lao động trung bình: 35kcal x CNNC
Lao động nặng: 40kcal x CNNC
Tương tự ví dụ trên, đối với cán bộ công chức làm ở việc văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ
Nhu cầu năng lượng của bạn nam: 30kcal x 67kg = 2010 kcal
Nhu cầu năng lượng của bạn nữ: 30kcal x 47kg = 1410 kcal
- Bước 3: Xác định loại thực đơn dựa trên Bảng Quy định số đơn vị thực phẩm cho các chế độ ăn đái tháo đường.
Chúng ta sẽ bắt đầu bằng việc đặt câu hỏi: Ăn bao nhiêu là đủ? ăn thịt như vậy đủ chưa? Ăn cơm như vậy có ít không? Sau đây là các bước để xác định được nhu cầu ăn uống khi bị đái tháo đường.
- Bước 1: Bạn hãy xác định cân nặng nên có (CNNC) dựa trên chiều cao đang có của bạn bằng cách:
Cân nặng nên có ở NAM = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 22
Cân nặng nên có ở NỮ = chiều cao (m) x chiều cao (m) x 21
Đây sẽ là mức cân nặng tối đa nên có để đề phòng nguy cơ khi tăng hoặc giảm cân không mong muốn sẽ đưa cơ thể vào tình trạng thừa cân, béo phì, hoặc suy dinh dưỡng.
Ví dụ: bạn nam cao 1m74, cân nặng nên có là: 1,74 x 1,74 x 22 = 66,6 ~ 67 kg
Bạn nữ cao 1m60, cân nặng nên có là: 1,50 x 1,50 x 21 = 47,2 ~ 47 kg
- Bước 2: Xác định nhu cầu năng lượng (Kcal)
Nằm tại giường: 25kcal x CNNC
Lao động nhẹ: 30kcal x CNNC
Lao động trung bình: 35kcal x CNNC
Lao động nặng: 40kcal x CNNC
Tương tự ví dụ trên, đối với cán bộ công chức làm ở việc văn phòng nên chọn ở ngưỡng lao động nhẹ
Nhu cầu năng lượng của bạn nam: 30kcal x 67kg = 2010 kcal
Nhu cầu năng lượng của bạn nữ: 30kcal x 47kg = 1410 kcal
- Bước 3: Xác định loại thực đơn dựa trên Bảng Quy định số đơn vị thực phẩm cho các chế độ ăn đái tháo đường.
Bước 4: Thay thế các đơn vị thực phẩm vào thực đơn
Ví dụ: Thực đơn dành cho bạn nữ, cao 1,50m; 1410 kcal ứng với thực đơn số 2
Ví dụ: Thực đơn dành cho bạn nữ, cao 1,50m; 1410 kcal ứng với thực đơn số 2
Một số thực phẩm trong nhóm thực phẩm có thể thay thế tương đương, ví dụ như:
Việc áp dụng các giá trị quy đổi thực phẩm bạn có thể áp dụng trong gia đình, không riêng gì cho người bệnh đái tháo đường. Hãy chăm sóc gia đình theo cách của bạn.
ThS. Nguyễn Thu Hà
Khoa Dinh dưỡng – Bệnh viện TƯQĐ 108