Bệnh nhân Mai Bá L, nam, sinh năm 1958, ở Hà Nội, khởi phát bệnh 1 tháng trước với biểu hiện đau bụng quặn từng cơn, nhiều ở vùng mạn sườn trái, mỗi cơn đau kéo dài 5-10 phút, xong tự hết, không có biểu hiện rối loạn tiêu hoá. Trong hơn 1 tháng có khoảng 5 cơn đau như vậy, chưa điều trị gì.
Lúc 9 giờ sáng ngày 16/1/2016 bắt đầu đau âm ỉ, sau đó tăng dần, đau liên tục, đau vã mồ hôi, được đưa vào Bệnh viện TƯQĐ 108 cấp cứu lúc 12g30 trong tình trạng mệt mỏi, nhợt nhạt, còn đau bụng nhiều. Tiền sử bệnh nhân có hút thuốc lá 1,5 bao/ngày/25 năm.
Khám tại chỗ: bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau tức vùng mạn sườn trái. Bệnh nhân được chụp CT scan 16 lớp cắt ổ bụng, có tiêm thuốc cản quang, thấy tắc hoàn toàn động mạch mạc treo tràng trên (Hình 1). Tiến hành chụp mạch máu ngay sau đó để đánh giá tuần hoàn bên và phần ngoại vi cấp máu cho ruột, thấy đoạn tắc khoảng 3-4 cm, ngay dưới chỗ phân chia động mạch đại tràng giữa (Hình 2).
Lúc 9 giờ sáng ngày 16/1/2016 bắt đầu đau âm ỉ, sau đó tăng dần, đau liên tục, đau vã mồ hôi, được đưa vào Bệnh viện TƯQĐ 108 cấp cứu lúc 12g30 trong tình trạng mệt mỏi, nhợt nhạt, còn đau bụng nhiều. Tiền sử bệnh nhân có hút thuốc lá 1,5 bao/ngày/25 năm.
Khám tại chỗ: bụng chướng nhẹ, mềm, ấn đau tức vùng mạn sườn trái. Bệnh nhân được chụp CT scan 16 lớp cắt ổ bụng, có tiêm thuốc cản quang, thấy tắc hoàn toàn động mạch mạc treo tràng trên (Hình 1). Tiến hành chụp mạch máu ngay sau đó để đánh giá tuần hoàn bên và phần ngoại vi cấp máu cho ruột, thấy đoạn tắc khoảng 3-4 cm, ngay dưới chỗ phân chia động mạch đại tràng giữa (Hình 2).
Khoa Phẫu thuật Tim mạch và Khoa Phẫu thuật Tiêu hóa đã kết hợp tiến hành nhanh chóng mổ cấp cứu cho bệnh nhân. Ca mổ được tiến hành lúc 19 giờ cùng ngày (sau khi vào viện 6 giờ). Huyết khối lấp hoàn toàn động mạch mạc treo tràng trên và các nhánh bên, các quai ruột biểu hiện thiếu máu rõ nhưng chưa hoại tử. Các phẫu thuật viên đã lấy huyết khối (Hình 3) và tạo hình lại động mạch bằng miếng vá tĩnh mạch hiển tự thân (Hình 4). Mạch sau lấy huyết khối lưu thông tốt, ruột hồng trở lại.
Sau mổ bệnh nhân hết triệu chứng đau bụng, ăn uống bình thường, không có rối loạn tiêu hóa. Chụp CT đa dãy kiểm tra hệ mạch sau mổ, thấy mạch thông rõ (Hình 5). Bệnh nhân ra viện sau 12 ngày. Theo dõi trong 3 tháng không thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng lần nào, ăn uống bình thường.
Bệnh tắc động mạch mạc treo tràng trên cấp tính nguy hiểm ra sao?
Tắc động mạch mạc treo cấp tính là một bệnh hiếm gặp, tỉ lệ này chỉ khoảng 8,6/100000 người-năm. Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, theo các nghiên cứu trước đây, nên đến 80-90%, nếu chỉ điều trị thuốc đơn thuần thì tỉ lệ tử vong là 100%. Mặc dù ngày nay có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị thì tỉ lệ tử vong ngắn hạn ở những bệnh nhân đã có tái tưới máu vẫn đến 30-60%.
Bệnh nhân tắc động mạch mạc treo có triệu chứng đa dạng, khó chẩn đoán, dễ bị bỏ qua. Bệnh thường hay khởi phát với một đau bụng không điển hình của bệnh gì, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa. Bệnh có thể tự hết và tái phát nhiều lần. Người bệnh thường không đi khám bệnh từ trước. Đôi khi một số bác sĩ thiếu kinh nghiệm cũng bỏ sót bệnh lý này. Chính vì vậy khi bệnh nhân đã đau bụng dữ dội rồi thì thường đã ở giai đoạn bệnh nặng, nguy cơ thiếu máu gây hoại tử ruột rất cao. Một nghiên cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2004 đến năm 2010 trên 48 bệnh nhân phát hiện tắc mạch mạc treo cấp tính thì có đến 46 bệnh nhân (95,8%) phải cắt bỏ ruột.
Cần phối hợp điều trị bệnh lý này như thế nào?
Đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó chẩn đoán, do vậy cần sự phối hợp rất tốt của các chuyên ngành khác nhau. Trước tiên là người khám ở khoa cấp cứu phải nhậy bén lâm sàng để nhận định và định hướng chuẩn đoán tốt. Bác sĩ ở khoa tiêu hóa phải có kinh nghiệm đối với bệnh để có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để thời gian thiếu máu ruột tăng cao. Tiếp đó phải phối hợp tốt với bác sĩ phẫu thuật tim mạch để có chiến thuật xử trí thích hợp, đem lại hiệu quả cao, cùng sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng gây mê-hồi sức.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn thực hiện tốt công tác phối hợp các chuyên ngành trong Bệnh viện. Đối với trường hợp này sự phối hợp đã phát huy hiệu quả cao độ, bệnh nhân được chẩn đoán chính xác với với phương tiện kỹ thuật hiện đại (CT scan đa lớp cắt, chụp mạch máu cản quang), chiến thuật điều trị được đưa ra nhanh chóng. Bệnh nhân không bị hoại tử ruột do được điều trị sớm, kết quả điều trị là tối ưu với mạch máu sau mổ lưu thông tốt và bệnh nhân hết hẳn triệu chứng, khỏi hoàn toàn.
Tắc động mạch mạc treo cấp tính là một bệnh hiếm gặp, tỉ lệ này chỉ khoảng 8,6/100000 người-năm. Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, theo các nghiên cứu trước đây, nên đến 80-90%, nếu chỉ điều trị thuốc đơn thuần thì tỉ lệ tử vong là 100%. Mặc dù ngày nay có những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị thì tỉ lệ tử vong ngắn hạn ở những bệnh nhân đã có tái tưới máu vẫn đến 30-60%.
Bệnh nhân tắc động mạch mạc treo có triệu chứng đa dạng, khó chẩn đoán, dễ bị bỏ qua. Bệnh thường hay khởi phát với một đau bụng không điển hình của bệnh gì, có thể kèm theo rối loạn tiêu hóa. Bệnh có thể tự hết và tái phát nhiều lần. Người bệnh thường không đi khám bệnh từ trước. Đôi khi một số bác sĩ thiếu kinh nghiệm cũng bỏ sót bệnh lý này. Chính vì vậy khi bệnh nhân đã đau bụng dữ dội rồi thì thường đã ở giai đoạn bệnh nặng, nguy cơ thiếu máu gây hoại tử ruột rất cao. Một nghiên cứu ở Bệnh viện Chợ Rẫy từ năm 2004 đến năm 2010 trên 48 bệnh nhân phát hiện tắc mạch mạc treo cấp tính thì có đến 46 bệnh nhân (95,8%) phải cắt bỏ ruột.
Cần phối hợp điều trị bệnh lý này như thế nào?
Đây là một bệnh lý hiếm gặp và khó chẩn đoán, do vậy cần sự phối hợp rất tốt của các chuyên ngành khác nhau. Trước tiên là người khám ở khoa cấp cứu phải nhậy bén lâm sàng để nhận định và định hướng chuẩn đoán tốt. Bác sĩ ở khoa tiêu hóa phải có kinh nghiệm đối với bệnh để có biện pháp chẩn đoán và điều trị kịp thời tránh để thời gian thiếu máu ruột tăng cao. Tiếp đó phải phối hợp tốt với bác sĩ phẫu thuật tim mạch để có chiến thuật xử trí thích hợp, đem lại hiệu quả cao, cùng sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng gây mê-hồi sức.
Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 luôn thực hiện tốt công tác phối hợp các chuyên ngành trong Bệnh viện. Đối với trường hợp này sự phối hợp đã phát huy hiệu quả cao độ, bệnh nhân được chẩn đoán chính xác với với phương tiện kỹ thuật hiện đại (CT scan đa lớp cắt, chụp mạch máu cản quang), chiến thuật điều trị được đưa ra nhanh chóng. Bệnh nhân không bị hoại tử ruột do được điều trị sớm, kết quả điều trị là tối ưu với mạch máu sau mổ lưu thông tốt và bệnh nhân hết hẳn triệu chứng, khỏi hoàn toàn.
ThS. BS. Nguyễn Tiến Đông
Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Phẫu thuật Tim mạch - Bệnh viện TƯQĐ 108