Phẫu thuật thay khớp vai nằm trong nhóm các phẫu thuật thay thế các khớp, tuy nhiên phẫu thuật này ít phổ biến hơn so với phẫu thuật thay khớp háng và khớp gối. Bài viết này trình bày sơ lược những vấn đề cơ bản có liên quan đến phẫu thuật thay khớp vai.
Các nội dung chính bao gồm:
1. Khi nào cần cân nhắc đến khả năng phẫu thuật thay khớp vai ?2. Phẫu thuật thay khớp vai được thực hiện như thế nào?
Khi nào cần cân nhắc đến khả năng thay khớp vai ?
Cũng giống như chỉ định chung của các phẫu thuật thay khớp, phẫu thuật thay khớp vai được cân nhắc tiến hành khi khớp bị hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến khả năng vận động thực hiện động tác và gây phiền toái cho bệnh nhân trong cuộc sống chủ yếu là cảm giác khó chịu do đau. Có hai nguyên nhân chính làm hỏng khớp vai là: thoái hóa khớp vai hay còn gọi là hư khớp và gãy xương phức tạp vùng đầu trên xương cánh tay.
Thoái hóa khớp vai có hai loại là thoái hóa khớp vai nguyên phát (thường do yếu tố tuổi tác) và thoái hóa khớp vai thứ phát (do bệnh lý như sau chấn thương, viêm khớp dạng thấp...), trong đó thường gặp hơn là các tổn thương thoái hóa khớp vai thứ phát. Điều này hơi khác biệt so với tổn thương thoái hóa khớp ở chi dưới (khớp gối và khớp háng), thường gặp là thoái hóa khớp nguyên phát, lý do bởi vì khớp vai không phải là một khớp chịu tải trọng. Hầu hết tổn thương thoái hóa khớp vai xảy ra sau một chấn thương. Chẳng hạn như sai khớp vai dẫn đến làm mất vững khớp, khi cử động quá mức hoặc sai khớp lặp lại nhiều lần làm phá hủy sụn khớp và tổ chức phần mềm bao khớp, theo thời gian sự phá hủy này dần dần sẽ làm thoái hóa khớp vai. Nếu khớp vai bị thoái hóa mức độ nặng mà không còn khả năng kiểm soát được các cơn đau, hoặc khớp vai không thể sử dụng được trong công việc hàng ngày, bệnh nhân có thể được bác sỹ khuyên thay khớp vai |
|
Gãy xương phức tạp vùng đầu trên xương cánh tay mà cụ thể là gãy cổ và chỏm xương cánh tay cũng được cân nhắc thay khớp vai. Theo tác giả Neer đưa ra phân độ gãy xương vùng này từ độ I đến độ IV theo mức độ nặng tăng dần, trong đó về cơ bản là dựa vào số mảnh gãy để đưa ra tiên lượng về khả năng can thiệp. Theo đó, tổn thương độ IV là tổn thương nặng, nếu điều trị bảo tồn không phẫu thuật hoặc can thiệp bằng các phương pháp kết xương thông thường thì gần như chắc chắn bệnh nhân sẽ bị mất hoặc hạn chế vận động khớp vai. Vì vậy, với tổn thương Neer IV, chỉ định thay khớp vai được cân nhắc.
Phân loại Neer về gãy đầu trên xương cánh tay (thứ tự từ độ I đến IV)
Như vậy, về cơ bản, phẫu thuật thay khớp vai nên được thực hiện khi hư khớp nặng nề, ảnh hưởng đến chức năng của khớp và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài những yếu tố tổn thương thực thể tại khớp, tương tự như các phẫu thuật thay khớp khác, việc quyết định phẫu thuật dựa trên đánh giá về chuyên môn của bác sỹ và nguyện vọng, mong muốn của bệnh nhân để có được quyết định phù hợp nhất.
Phẫu thuật thay khớp vai được thực hiện như thế nào ?
Một trong những điều rất quan trọng đối với bệnh nhân khi tham gia vào bất kỳ cuộc can thiệp phẫu thuật nào, đó là cần phải biết phẫu thuật đó được thực hiện như thế nào. Hiểu rõ điều này sẽ giúp cho bệnh nhân yên tâm và có thể phối hợp tốt hơn với bác sỹ điều trị trong suốt quá trình cả trước, trong và sau phẫu thuật.
Tương tự như các phẫu thuật thay thế các khớp khác, kiểu liên kết giữa các thành phần của khớp nhân tạo và xương của bệnh nhân theo 2 cách: Sử dụng xi măng sinh học hoặc không sử dụng xi măng sinh học.
Về cơ bản, phẫu thuật thay khớp vai gồm các bước cơ bản như dưới đây:
Phẫu thuật thay khớp vai được thực hiện như thế nào ?
Một trong những điều rất quan trọng đối với bệnh nhân khi tham gia vào bất kỳ cuộc can thiệp phẫu thuật nào, đó là cần phải biết phẫu thuật đó được thực hiện như thế nào. Hiểu rõ điều này sẽ giúp cho bệnh nhân yên tâm và có thể phối hợp tốt hơn với bác sỹ điều trị trong suốt quá trình cả trước, trong và sau phẫu thuật.
Tương tự như các phẫu thuật thay thế các khớp khác, kiểu liên kết giữa các thành phần của khớp nhân tạo và xương của bệnh nhân theo 2 cách: Sử dụng xi măng sinh học hoặc không sử dụng xi măng sinh học.
Về cơ bản, phẫu thuật thay khớp vai gồm các bước cơ bản như dưới đây:
Sau mổ, bệnh nhân sẽ được các bác sỹ hướng dẫn tập phục hồi chức năng ngay sau khi về buồng bệnh. Các bài tập đầu tiên sẽ tập trung vào việc kiểm soát đau và sưng nề. Sau đó các bài tập khó hơn sẽ được thực hiện để tăng cường sức mạnh và biên độ vận động của khớp vai. Khi biên độ vận động và sức mạnh khớp vai được cải thiện tốt, bệnh nhân có thể dần dần trở lại hoạt động bình thường. Lý tưởng nhất, bệnh nhân có thể làm hầu như tất cả mọi việc như đã từng làm trước kia. Tuy nhiên, các bác sỹ thường vẫn dặn bệnh nhân cần phải tránh các hoạt động mạnh hoặc có tính chất lặp lại liên tục lên khớp vai.
Tài liệu tham khảo
1. http://www.eorthopod.com/content/artificial-joint-replacement-shoulder
2. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=A00094
3. http://arthritis.webmd.com/shoulder-replacement-surgery
4.http://www.hss.edu/conditions_Shoulder-Replacement-Surgery-Diagnosis-Treatment- Recovery.asp
5.https://www.orthogate.org/patient-education/shoulder/artificial-joint-replacement-of-the-shoulder
ThS. BS. Nguyễn Anh Tuấn
Khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108
1. http://www.eorthopod.com/content/artificial-joint-replacement-shoulder
2. http://orthoinfo.aaos.org/topic.cfm?topic=A00094
3. http://arthritis.webmd.com/shoulder-replacement-surgery
4.http://www.hss.edu/conditions_Shoulder-Replacement-Surgery-Diagnosis-Treatment- Recovery.asp
5.https://www.orthogate.org/patient-education/shoulder/artificial-joint-replacement-of-the-shoulder
ThS. BS. Nguyễn Anh Tuấn
Khoa Phẫu thuật Khớp – Bệnh viện TƯQĐ 108