Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện sinh lý tim và kết quả điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số radio

  10:19 AM 15/09/2023

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, điện sinh lý tim và kết quả điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số radio

Chuyên ngành: Nội tim mạch

Mã số: 9720107

Họ và tên nghiên cứu sinh: Viên Hoàng Long

Họ và tên người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Phạm Quốc Khánh

2. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Tính khoa học và thực tiễn

Rung nhĩ là loại loạn nhịp thường gây triệu chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, rung nhĩ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tắc mạch hệ thống, đột quỵ, tăng tỉ lệ suy tim, tử vong và tái nhập viện với các bệnh nhân tim mạch. Rung nhĩ có xu hướng tiến triển từ rung nhĩ cơn sang rung nhĩ bền bỉ và trở thành rung nhĩ mãn tính theo thời gian. Triệt đốt rung nhĩ bền bỉ không chỉ cải thiện triệu chứng mà giúp chuyển vể nhịp xoang, giảm nguy cơ trở thành rung nhĩ mạn tính. Tuy nhiên việc duy trì nhịp xoang sau can thiệp ở nhóm bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ chưa thực sự cao như những trường hợp rung nhĩ cơn. Tại Việt Nam, kỹ thuật này chưa được thực hiện rộng rãi và chỉ một số ít trung tâm thực hiện. Đề tài giúp đánh giá đặc điểm điện sinh lý và ghi nhận kết quả ban đầu của phương pháp mới này trên nhóm bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ.

 

Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án:

1. Đặc điểm điện lâm sàng, cận lâm sàng và điện sinh lý tim sau chuyển nhịp ở bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ

1.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

- Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ giới (80% so với 20%)

- Triệu chứng thường gặp nhất là hồi hộp (67,5%) và đau ngực (30%), các triệu chứng của rung nhĩ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân (EHRA mức IIb và III)

- Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất là tăng huyết áp (42,7%) và sử dụng nhiều rượu (37,5%)

- Tỷ lệ giãn nhĩ trái với đường kính ≥ 40 mm trên siêu âm tim 2D là 35%

1.2. Đặc điểm điện sinh lý tim

- Tỷ lệ kết nối điện học của tĩnh mạch phổi trên trái, dưới trái và trên phải với nhĩ trái là 100%, tỷ lệ kết nốt điện học của tĩnh mạch phổi dưới phải với nhĩ trái là 90%.

- Có 30% các bệnh nhân có các loạn nhịp khác và cơ chất đặc biệt đi kèm rung nhĩ bao gồm: cuồng nhĩ, vùng điện thế thấp, ổ ngoại vị ngoài tĩnh mạch phổi, rotor, hạch giao cảm.

Các khoảng dẫn truyền cơ bản của bệnh nhân rung nhĩ bền bỉ sau khi chuyển nhịp tương tự như khoảng dẫn truyền ở người bình thường

2. Kết quả sau 6 tháng điều trị rung nhĩ bền bỉ bằng năng lượng sóng có tần số radio

2.1. Kết quả thành công sau 6 tháng

- Tỷ lệ thành công duy trì nhịp xoang sau 6 tháng là 60,7%, nhóm cô lập tĩnh mạch phổi đơn thuần là 55%, nhóm triệt đốt phối hợp có tỉ lệ thành công là 75%.

- Nhóm thành công duy trì nhịp xoang có mức độ triệu chứng trung bình ở mức EHRA I, nhóm tái phát có mức độ triệu chứng EHRA IIb.

2.2. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công duy trì nhịp xoang sau 6 tháng

- Tái phát rung nhĩ trong giai đoạn sớm là yếu tố nguy cơ dự báo thất bại tại thời điểm 6 tháng RR từ 3,39 - 12,5 (p<0,05)

- Thời gian phát hiện rung nhĩ < 12 tháng có tỷ lệ thành công cao hơn, mỗi 1 năm tăng thêm của thời gian phát hiện rung nhĩ làm xác suất tái phát sau can thiệp tăng thêm 32,1% (HR=1,32, 95%CI = 1,015 – 1,718) (p = 0,038)

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Clinical, subclinical characteristics, electrophysiological features, and result of persistent atrial fibrillation ablation with radiofrequency energy.

Speciality: Internal Cardiology

Code: 9720107

Name of graduate student: Vien Hoang Long

Name of supervisor:

1. Assoc. Prof. Pham Quoc Khanh

2. Assoc. Prof. Pham Nguyen Son

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

Atrial fibrillation (AF) is a common arrhythmia that often causes symptoms and affects the quality of life. It is also a leading cause of stroke, increased risk of heart failure, mortality, and readmission for cardiovascular patients. AF tends to progress from paroxysmal AF to persistent AF and eventually becomes permanent AF over time. Catheter ablation of persistent AF not only improves symptoms but also helps restore sinus rhythm, reducing the risk of developing chronic atrial fibrillation. However, maintaining sinus rhythm after intervention in the persistent AF is not as good as paroxysmal AF. In Vietnam, this technique has not been widely implemented and is only performed in a few centers. This research project aims to evaluate the electrophysiological characteristics and record the initial outcomes of this new method in persistent AF patients.

New conclusions from the thesis:

1. Clinical, subclinical characteristics and electrophysiological features of persistent atrial fibrillation patients after rhythm control

1.1. Clinical and subclinical characteristics of persistent atrial fibrillation patients

- Men accounted for a higher percentage than women (80% compared to 20%)

- The most common symptoms were palpitations (67.5%) and chest pain (30%), and the symptoms of atrial fibrillation affected the patient's daily activities (EHRA class IIb and III)

- The most common risk factors were hypertension (42.7%) and alcohol use (37.5%)

- The proportion of left atrial dilatation with a diameter ≥ 40 mm on 2D echocardiography was 35%

1.2. Electrophysiological features

- The electrical connection rate of the left superior pulmonary vein, left inferior pulmonary vein, and right superior pulmonary vein with the left atrium is 100%, and the electrical connection rate of the right inferior pulmonary vein with the left atrium is 90%

- 30% of patients have other atrial arrhythmias and special substrates associated with atrial fibrillation, including non-pulmonary vein foci, low-voltage zone, ganglionated plexi and rotor.

- The basic conduction intervals of patients with persistent atrial fibrillation after cardioversion are similar to those of normal individuals

2. Results at 6-month follow-up after persistent atrial fibrillation ablation

2.1. At 6-month follow-up

- The success rate of maintaining sinus rhythm at 6-month follow-up was 60.7%, with a success rate of 55% for pulmonary vein isolation only strategy and a success rate of 75% for undergoing pulmonary vein isolation and plus strategy.

- The group with successful maintenance of sinus rhythm has symptom level mean was at EHRA I, while the recurrence group has a symptom level at EHRA IIb

2.3. Factors related to the success rate of maintaining sinus rhythm after 6 months

- Early recurrence of atrial fibrillation in blanking period was a predictive risk factor for failure at 6 months with RR ranging from 3.39 to 12.5 (p<0.05)

- Detection of atrial fibrillation within 12 months had a higher success rate. For every additional year, the probability of recurrence after intervention increases by 32.1% (HR=1.32, 95%CI=1.015-1.718) (p = 0.038)

 

Chia sẻ