Nghiên cứu điều trị không phẫu thuật sai hình xương hạng III mức độ nặng bằng phương pháp MEAW cải tiến

  09:12 AM 20/11/2023

Tên đề tài luận án: Nghiên cứu điều trị không phẫu thuật sai hình xương hạng III mức độ nặng bằng phương pháp MEAW cải tiến

Ngành: Răng - Hàm - Mặt     

Mã số: 9720501

Họ và tên nghiên cứu sinh: Cù Hoàng Anh

Họ và tên Người hướng dẫn: 

1. TS. Trần Ngọc Quảng Phi

2. PGS.TS. Lê Thị Thu Hải

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

 

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Điều trị chỉnh nha không phẫu thuật các trường hợp sai khớp cắn hạng III do xương mức độ nặng thường rất phức tạp vì thường gặp phải các vấn đề như răng bị bù trừ quá mức gây trụt nướu (lợi), tiêu xương ổ răng, lung lay răng, không cải thiện được nhiều thẩm mỹ mặt nghiêng, thời gian điều trị kéo dài. Tuy nhiên, bệnh nhân lại thường e ngại điều trị chỉnh nha kết hợp phẫu thuật xương hàm vì lo sợ các biến chứng nguy hiểm của phẫu thuật.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân lệch lạc khớp cắn hạng III do xương mức độ nặng khi điều trị với phương pháp MEAW cải tiến có cải thiện rõ rệt về thẩm mỹ và chức năng khớp cắn, biến chứng của điều trị ít gặp và không trầm trọng. Các cải thiện này đạt được là do kỹ thuật MEAW cải tiến đã tạo ra được sự dịch chuyển của nền sọ, xương hàm trên và xương hàm dưới giúp giảm chênh lệch nền xương, từ đó giảm mức độ phải bù trừ răng trên lâm sàng.

Đóng góp mới của luận án là đã chứng minh được trong thực tiễn tính khoa học của triết lý “Thay đổi mặt phẳng khớp cắn giúp tác động thay đổi vị trí nền xương thông qua vòng động học hàm sọ” của tác giả Sadao Sato đối với điều trị sai khớp cắn hạng III.

Luận án cũng nêu rõ các nhược điểm của phương pháp như là cần sự hợp tác rất tốt của bệnh nhân trong việc giữ vệ sinh răng miệng và đeo thun liên hàm kéo dài, tuy có sự dịch chuyển xương nền nhưng ở mức độ giới hạn nên vẫn cần bù trừ răng. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất các giới hạn của các chỉ số đo sọ về tương quan 2 nền xương theo chiều trước – sau, chiều đứng và cả chiều ngang, giúp các bác sĩ chọn lựa bệnh nhân phù hợp để áp dụng kỹ thuật và bảo đảm cho sự thành công của điều trị.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: Research on non-surgical treatment of severe skeletal class III  malocclusion using the innovated MEAW method

Speciality: Odonto - Stomatology

Code: 62720601

Name of graduate student: Cu Hoang Anh

Name of supervisor: 

1. Dr. Tran Ngoc Quang Phi, Ph.D

2. Assoc. Prof. Le Thi Thu Hai, Ph.D

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

Non-surgical orthodontic treatment of severe skeletal class III malocclusions is often very sophisticated because of problems such as overcompensation of teeth causing gingival recession, alveolar bone loss, mobility of teeth, not much improvement in facial aesthetics, long treatment time. However, patients are often afraid of orthodontic treatment combined with orthognathic surgery due to the fear of dangerous complications of surgery.

The results of the study showed that patients with severe skeletal Class III malocclusion when treated with the innovated MEAW technique had a significant improvement in aesthetics and occlusal function; and the treatment complications are rare and not serious. These improvements are achieved because the innovated MEAW technique has created a displacement of the skull base, maxilla and mandible, helping to reduce the bone base disharmony, thereby minimizing the amount of tooth compensation.

The new contribution of the thesis is to prove in practice the accuracy of the philosophy "Changing the occlusal plane helps change the position of the bone base through the cranio-facial dynamics" of author Sadao Sato in the treatment of class III malocclusion.

The thesis also highlights the disadvantages of the method such as requiring very good cooperation from the patient in maintaining oral hygiene and wearing intermaxillary elastics for a long period of time. Although there is displacement of the bone bases, it is to a limited extent. So tooth compensation is still needed. Therefore, the author proposes the limits of skeletal cephalometric measurements on the maxillo – mandibular relationship in sagital, vertical and transverse directions to help doctors select appropriate patients to apply the technique and ensure the success of treatment.

Chia sẻ