Chấn thương răng gây rơi răng ra ngoài là một trong những tại nạn hay gặp phải. Tuy nhiên hầu hết mọi người vẫn chưa biết cách hoặc xử trí chưa đúng cách, dẫn tới nhiều hậu quả đáng tiếc về sau, không những về sức khỏe mà còn tốn kém khi điều trị các biến chứng sau này.
Tỉ lệ thành công của một răng rơi ra ngoài sau khi cắm lại phụ thuộc vào sự sống và bám dính của dây chằng nha chu vào răng. Tình trạng phần dây chằng nha chu còn bám vào bề mặt chân răng là rất quan trọng đối với tỉ lệ thành công trong cắm lại răng, do đó cần xác định dây chằng nha chu bám trên bề mặt chân răng còn sống hay không, điều này liên quan tới thời gian răng ở môi trường bên ngoài và môi trường bảo quản răng rơi ra ngoài. Vì vậy việc đầu tiên cần làm ngay sau khi chúng ta bị răng rơi ra ngoài là cần cố gắng cắm lại răng ngay tại địa điểm bị xảy ra chấn thương, nếu răng được cắm lại trong vòng một vài phút sau khi rơi ra ngoài thì tỉ lệ sống rất cao, nếu không cắm được lại ngay thì răng cần được bảo quản tốt và mang đến gặp nha sĩ.
* Các dung dịch bảo quản răng rơi ra ngoài thường dùng:
- Nước muối sinh lý
- Sữa tươi
- Dung dịch bảo quản răng có bán sẵn như: Save- a- tooth…
- Có thể đặt răng vào ngách lợi tiền đình trong miệng bệnh nhân.
* Cắm lại răng được phân làm hai loại: là cắm lại răng tức thì và cắm lại răng trì hoãn.
- Cắm lại răng tức thì: Tức là khi dây chằng nha chu của răng rơi ra ngoài vẫn còn sống. Thời gian của cắm lại răng tức thì là trong vòng 1 tiếng sau khi răng bị rơi ra mà không được bảo quản, hoặc 6-12 giờ khi răng được bảo quản thậm trí lên tới 24 giờ khi sử dụng dung dịch bảo quản chuyên dụng.
- Cắm lại răng trì hoãn: Tức là khi dây chằng nha chu của răng rơi ra ngoài nhiều khả năng đã bị hoại tử.
• Quy trình điều trị khi cắm lại răng tức thì:
+ Khi răng đã trưởng thành:
- Bảo quản răng khi răng rơi ra ngoài bằng cách: Cắm lại tại chỗ hoặc dùng các dung dịch bảo quản.
- Khám, hỏi bệnh: Để đánh giá sự sống của dây chằng nha chu cũng như tình trạng xương ổ răng.
- Làm sạch răng rơi ra ngoài: Bằng gạc vô trùng thấm nước muối sinh lý, hoặc rửa bằng máy siêu âm.
- Làm sạch huyệt ổ răng.
- Cắm lại răng
- Cố định răng.
- Điều trị tủy răng cắm lại sau khi cắm lại răng từ 1 đến 2 tuần
- Tháo cố định: thường tháo sau cắm lại răng 2 đến 3 tuần.
- Tái khám kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
+ Khi răng chưa trưởng thành: Trường hợp này chúng ta có thể hy vọng tủy răng sau cắm lại sẽ lành thương vá chân răng vẫn được phát triển hoàn thiện bình thường vì vậy không nhất thiết ta phải chữa tủy cho răng chưa trưởng thành rơi ra ngoài được cắm lại.
• Quy trình cắm lại răng trì hoãn:
+ Khi răng đã trưởng thành:
- Làm sạch răng bị rơi.
- Điều trị tủy ngoài miệng.
- Làm sạch huyệt ổ răng.
- Cắm lại và cố định răng.
- Tháo cố định.
- Tái khám định kỳ.
+ Khi răng chưa trưởng thành:
Khi răng chưa trưởng thành được cắm lại trì hoãn có thể răng sẽ bị tiêu đi, nếu trường hợp dính khớp thì răng sẽ bị hụt khớp cắn. Do đó hiệu quả của điều trị không cao.
* Các dung dịch bảo quản răng rơi ra ngoài thường dùng:
- Nước muối sinh lý
- Sữa tươi
- Dung dịch bảo quản răng có bán sẵn như: Save- a- tooth…
- Có thể đặt răng vào ngách lợi tiền đình trong miệng bệnh nhân.
* Cắm lại răng được phân làm hai loại: là cắm lại răng tức thì và cắm lại răng trì hoãn.
- Cắm lại răng tức thì: Tức là khi dây chằng nha chu của răng rơi ra ngoài vẫn còn sống. Thời gian của cắm lại răng tức thì là trong vòng 1 tiếng sau khi răng bị rơi ra mà không được bảo quản, hoặc 6-12 giờ khi răng được bảo quản thậm trí lên tới 24 giờ khi sử dụng dung dịch bảo quản chuyên dụng.
- Cắm lại răng trì hoãn: Tức là khi dây chằng nha chu của răng rơi ra ngoài nhiều khả năng đã bị hoại tử.
• Quy trình điều trị khi cắm lại răng tức thì:
+ Khi răng đã trưởng thành:
- Bảo quản răng khi răng rơi ra ngoài bằng cách: Cắm lại tại chỗ hoặc dùng các dung dịch bảo quản.
- Khám, hỏi bệnh: Để đánh giá sự sống của dây chằng nha chu cũng như tình trạng xương ổ răng.
- Làm sạch răng rơi ra ngoài: Bằng gạc vô trùng thấm nước muối sinh lý, hoặc rửa bằng máy siêu âm.
- Làm sạch huyệt ổ răng.
- Cắm lại răng
- Cố định răng.
- Điều trị tủy răng cắm lại sau khi cắm lại răng từ 1 đến 2 tuần
- Tháo cố định: thường tháo sau cắm lại răng 2 đến 3 tuần.
- Tái khám kiểm tra định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
+ Khi răng chưa trưởng thành: Trường hợp này chúng ta có thể hy vọng tủy răng sau cắm lại sẽ lành thương vá chân răng vẫn được phát triển hoàn thiện bình thường vì vậy không nhất thiết ta phải chữa tủy cho răng chưa trưởng thành rơi ra ngoài được cắm lại.
• Quy trình cắm lại răng trì hoãn:
+ Khi răng đã trưởng thành:
- Làm sạch răng bị rơi.
- Điều trị tủy ngoài miệng.
- Làm sạch huyệt ổ răng.
- Cắm lại và cố định răng.
- Tháo cố định.
- Tái khám định kỳ.
+ Khi răng chưa trưởng thành:
Khi răng chưa trưởng thành được cắm lại trì hoãn có thể răng sẽ bị tiêu đi, nếu trường hợp dính khớp thì răng sẽ bị hụt khớp cắn. Do đó hiệu quả của điều trị không cao.
Hình minh họa một bệnh nhân rơi răng do chấn thương đã được điều trị
BS. Nguyễn Duy Chiến
Khoa Răng miệng - Bệnh viện TƯQĐ 108