Tại hội nghị thường niên lần thứ 57 của Hội Huyết học Hoa Kỳ (American Society of Hematology - ASH), báo cáo về các kết quả mới nhất của liệu pháp gen trong điều trị một số bệnh máu di truyền đã nhận được sự quan tâm đặc biệt và lựa chọn là báo cáo tiêu biểu của hội nghị. Với các kết quả đạt được, dường như liệu pháp gen đang dần trở thành hiện thực trên lâm sàng.
Báo cáo nêu rõ kết quả lâm sàng của liệu pháp gen ở các bệnh nhân beta-thalassemia, ở một bệnh nhi nam bị hội chứng Wiskott-Aldrich và ở một bệnh nhân tuổi trưởng thành bị hội chứng thiếu hụt miễn dịch hỗn hợp liên quan nhiễm sắc thể X (X-linked severe combined immunodeficiency (SCID-X1)). Kết quả đạt được rất ấn tượng, các gen sử dụng trong liệu pháp đã hoạt động, đây được cho là bước tiến lớn trong 30 năm nghiên cứu đầy thách thức của lĩnh vực này.
Đã có nhiều thách thức trong quá trình nghiên cứu, phần lớn liên quan đến loại virus sử dụng như là vật trung gian (vectors) vận chuyển gen. Các nghiên cứu đầu tiên sử dụng vật trung gian là adenovirus, nhưng chúng lại gây ra phản ứng viêm nên không được sử dụng nữa. Sau đó retrovirus được sử dụng, nhưng các nghiên cứu cũng phải ngừng giữa chừng vì người ta khám phá ra rằng các retrovirus này lại tích hợp vào vùng oncogene, làm tăng 25% nguy cơ gây ra bệnh bạch cầu ở đối tượng nghiên cứu.
Trong báo cáo tại hội nghị ASH lần này, vật trung gian được sử dụng là lentivirus, chúng không tích hợp vào vùng oncogene nên an toàn hơn đồng thời mức độ biểu hiện của gen được đưa vào cũng cao hơn. Điều này làm tăng thời gian tồn tại của gen và tăng hiệu quả sửa chữa của gen cấy ghép.
Như vậy liệu pháp gen mới đã tỏ ra có nhiều tiến bộ, đảm bảo cả tính hiệu quả và an toàn, và cho đến nay cũng chưa phát hiện trường hợp ung thư nào xảy ra do liệu pháp gen mới gây ra. Tuy nhiên việc đưa gen vào tế bào là ngẫu nhiên nên luôn luôn tồn tại nguy cơ gen cấy ghép sẽ biến đổi thành gen ung thư, đó là lý do cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu theo dõi tối thiểu 15 năm để thu được kết quả dài hạn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Với những rối loạn di truyền hiếm gặp kể trên, phương pháp điều trị chuẩn hiện nay là ghép tế bào gốc từ người cho hòa hợp tổ chức, tuy nhiên quá trình này liên quan đến hóa trị điều kiện liều cao, mang đến các nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh như nhiễm khuẩn, bệnh ghép chống chủ,...
Với liệu pháp gen, tế bào gốc của bản thân bệnh nhân được sử dụng. Quá trình này an toàn hơn vì chỉ cần một phác đồ điều kiện nhẹ. Tế bào gốc được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân, được xử lý trong phòng thí nghiệm, đưa các gen bị tổn thương nhờ vật trung gian là lentivirus vào tế bào, sau đó được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Các kết quả báo cáo tại Hội nghị ASH cho thấy các gen đưa vào đều hoạt động và có mặt ở tất cả các loại tế bào máu của bệnh nhân. Tuy nhiên các dữ liệu này mới chỉ là kết quả của 5 năm theo dõi đầu tiên nên các tác giả khuyến nghị cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài hơn để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối trước khi được áp dụng rộng rãi.
Đã có nhiều thách thức trong quá trình nghiên cứu, phần lớn liên quan đến loại virus sử dụng như là vật trung gian (vectors) vận chuyển gen. Các nghiên cứu đầu tiên sử dụng vật trung gian là adenovirus, nhưng chúng lại gây ra phản ứng viêm nên không được sử dụng nữa. Sau đó retrovirus được sử dụng, nhưng các nghiên cứu cũng phải ngừng giữa chừng vì người ta khám phá ra rằng các retrovirus này lại tích hợp vào vùng oncogene, làm tăng 25% nguy cơ gây ra bệnh bạch cầu ở đối tượng nghiên cứu.
Trong báo cáo tại hội nghị ASH lần này, vật trung gian được sử dụng là lentivirus, chúng không tích hợp vào vùng oncogene nên an toàn hơn đồng thời mức độ biểu hiện của gen được đưa vào cũng cao hơn. Điều này làm tăng thời gian tồn tại của gen và tăng hiệu quả sửa chữa của gen cấy ghép.
Như vậy liệu pháp gen mới đã tỏ ra có nhiều tiến bộ, đảm bảo cả tính hiệu quả và an toàn, và cho đến nay cũng chưa phát hiện trường hợp ung thư nào xảy ra do liệu pháp gen mới gây ra. Tuy nhiên việc đưa gen vào tế bào là ngẫu nhiên nên luôn luôn tồn tại nguy cơ gen cấy ghép sẽ biến đổi thành gen ung thư, đó là lý do cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu theo dõi tối thiểu 15 năm để thu được kết quả dài hạn và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân. Với những rối loạn di truyền hiếm gặp kể trên, phương pháp điều trị chuẩn hiện nay là ghép tế bào gốc từ người cho hòa hợp tổ chức, tuy nhiên quá trình này liên quan đến hóa trị điều kiện liều cao, mang đến các nguy cơ đe dọa tính mạng người bệnh như nhiễm khuẩn, bệnh ghép chống chủ,...
Với liệu pháp gen, tế bào gốc của bản thân bệnh nhân được sử dụng. Quá trình này an toàn hơn vì chỉ cần một phác đồ điều kiện nhẹ. Tế bào gốc được lấy ra khỏi cơ thể bệnh nhân, được xử lý trong phòng thí nghiệm, đưa các gen bị tổn thương nhờ vật trung gian là lentivirus vào tế bào, sau đó được truyền trở lại cơ thể bệnh nhân. Các kết quả báo cáo tại Hội nghị ASH cho thấy các gen đưa vào đều hoạt động và có mặt ở tất cả các loại tế bào máu của bệnh nhân. Tuy nhiên các dữ liệu này mới chỉ là kết quả của 5 năm theo dõi đầu tiên nên các tác giả khuyến nghị cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài hơn để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối trước khi được áp dụng rộng rãi.
(Nguồn http://www.medscape.com/)
BS. Nguyễn Thanh Bình
Khoa Huyết Học - Bệnh viện TƯQĐ 108
(Lược dịch)