Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật có chỉ định uống iod phóng xạ để xóa mô giáp còn lại, trước khi uống iod phóng xạ bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng iod 02 tuần. Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết lựa chọn thức ăn như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên như sau.
1. Thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ ăn kiêng i - ốt
- Muối i-ốt, muối biển, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ uống đóng chai.
- Các loại vitamin tổng hợp có chứa i - ốt (nên đọc kỹ thành phần của thuốc).
- Sữa hoặc sản phẩm từ sữa: kem, pho mai, bơ, sữa chua, yogurt.
- Hải sản biển: cá, sushi, sò, tảo, rong biển, đồ khô, hun khói (mực, cá…).
- Các loại bánh quy, bánh gato.
- Lòng đỏ trứng, thức ăn có lòng đỏ trứng.
- Hoa quả sấy khô.
- Rau, quả đóng hộp.
- Hầu hết các loại Sô – cô – la (do có thành phần sữa).
- Nước hàng.
- Thực phẩm từ đậu nành (nước sốt, sữa, đậu).
2. Thức ăn có thể ăn trong thời kỳ ăn kiêng i- ốt
- Muối không chứa i- ốt.
- Lòng trắng trứng.
- Thịt động vật tươi.
- Bánh mỳ (không có sữa, muối i-ốt, bơ, sữa…).
- Rau, quả tươi hoặc đông lạnh.
- Nước hoa quả tươi (sinh tố).
- Sản phẩm từ ngũ cốc (gạo, lúa mì, …)
- Đào, lê, dứa đóng hộp.
- Các loại hạt (lạc, hạt điều…).
- Chè, café nguyên chất.
- Dầu thực vật, hạt tiêu đen, ớt.
- Đường, mứt, thạch, mật ong.
Lưu ý:
- Không nên ăn tại nhà hàng khi bạn không biết họ có sử dụng muối i-ốt hay không.
- Cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc có chứa i-ốt trong thời kỳ ăn kiêng (ví dụ: Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn).
- Không nên sử dụng thực phẩm chức năng (nếu không biết rõ hàm lượng i-ốt bên trong).
Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn:
- Không có muối i-ốt.
- Không sử dụng sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không sử dụng thực phẩm từ biển.
- Không ăn đồ ăn có chất bảo quản, đóng hộp (pate, xúc xích).
- Hạn chế ăn mì, phở, bún.
- Hạn chế ăn thịt bò, gà công nghiệp.
CNĐD. Trần Văn Nhuận
Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Y học hạt nhân – Bệnh viện TƯQĐ 108