Giới thiệu Khoa Bệnh lây đường máu

  02:46 PM 26/12/2023

TS Trịnh Văn Sơn

 Phó Chủ nhiệm khoa

 

1.Tên và phiên hiệu

Tên tiếng Việt: Khoa Bệnh lây đường máu

Tên tiếng Anh: The Department of bloodborne infectious diseases

Phiên hiệu: A4-A

2.Ngày thành lập

Ngày/tháng/Năm thành lập: 11/12/2013

Ngày truyền thống: Ngày 11 tháng 12 hàng năm

Quyết định thành lập: được thành lập theo quyết định số 2237/QĐ-TM ngày 04/11/2010 của Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, và được triển khai hoạt động ngày 11/12/2023 theo quyết định số 2668/QĐ-BV của Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

3.Chức năng và nhiệm vụ

3.1. Chức năng nhiệm vụ chính trị trung tâm:

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ sở điều trị tuyến cuối toàn quân về chuyên ngành bệnh Truyền nhiễm, cụ thể là các bệnh lây đường máu, Khoa bệnh lây đường máu luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ khám bệnh, cấp cứu, thu dung, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân. Song song với việc đạt và vượt chỉ tiêu chuyên môn thì đặt an toàn điều trị,

Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn do điều kiện cơ sở hạ tầng hạn chế (do đang thu hẹp khoa để phục vụ xây dựng Viện) và dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tập thể Khoa luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể: vẫn duy trì thu dung trung bình 1100-1500 bệnh nhân/năm; số bệnh nhân trung bình/ngày vượt gấp 1,3 -1,5 lần chỉ tiêu được giao; tỷ lệ sử dụng giường và tỷ lệ khỏi ra viện đều vượt từ 1,3 đến 1,7 lần so với chỉ tiêu được giao. Song song với đó, là giảm ngày nằm điều trị trung bình xuống còn 7,3 ngày (chỉ tiêu giao là 15 ngày), đặc biệt là giảm tỷ lệ từ vong xuống còn 0,1% (chỉ tiêu giao là 5%). Qua đó, góp phần không nhỏ trong đảm bảo sức khỏe cho bộ đội và nhân dân, giảm chi chí y tế.

3.2. Chức năng đào tạo:

- Là thành viên của Bộ môn Truyền nhiễm thuộc Viện nghiên cứu khoa học Y dược lâm sàng 108, một trong số ít cơ sở đào tạo tiến sĩ chuyên ngành bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới của Quân đội và của cả nước.

- Là cơ sở thực hành lâm sàng cho bác sĩ nội trú và sinh viên y khoa của đại học VinUni, sinh viên y khoa của Học viện Quân y.

- Chủ động cùng Bộ môn Truyền nhiễm, xây dựng chương trình và triển khai các lớp đào tạo liên tục chuyên ngành truyền nhiễm cho các bác sĩ Quân y Lào, các bác sĩ quân và dân y trong cả nước.

3.3. Chức năng nghiên cứu khoa học:

- Phối hợp với các trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước triển khai các hướng nghiên cứu như:

+ Phát triển các markers giúp đánh giá và tiên lượng suy gan do vi rút viêm gan B.

+ Ứng dụng các phương pháp mới trong điều trị suy gan trên nên viêm gan vi rút B.

+ Phát triển phương pháp mới trong chẩn đoán tác nhân gây mới gây viêm gan, hướng đến nhóm bệnh nhân suy giảm miễn dịch như sau ghép tạng, ung thư, lọc thận chu kỳ

+ Nghiên cứu và phát triển các markers trong chẩn đoán sớm và tiên lượng tiến triển ung thư gan và xơ gan ở bệnh nhân viêm gan vi rút B mạn.

+ Thực hiện thử nghiệm lâm sàng các liệu pháp mới trong điều trị viêm gan vi rút và các bệnh lý gan mật.

4.Những kỹ thuật triển khai

- Lọc thay thế huyết tương và lọc máu liên tục trong điều trị suy gan cấp.

- Liệu pháp mới trong điều trị suy gan cấp trên nền viêm gan vi rút mạn: liệu pháp tế bào gốc, N-Acetylcystein trong điều trị suy gan cấp…

- Ứng ựng kỹ thuật giải trình tự gen thế hệ mới trong chẩn đoán tác nhân gây viêm gan (vi rút viêm gan B, C, D, E …).

- Dẫn lưu áp xe gan và chọc hút áp xe gan dưới hướng dẫn của siêu âm trong điều trị áp xe gan.

5.Những thành tựu nổi bật

5.1. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị trung tâm

Nhiệm vụ trọng tâm của Khoa là chẩn đoán và điều trị các bệnh lây đường máu, trong đó viêm gan và suy gan cấp do vi rút là bệnh có tỷ lệ gặp cao, khó khăn trong điều trị với tỷ lệ tử vong rất cao. Với những bệnh nhân có suy gan cấp, tỷ lệ tử vong được báo cáo trên thế giới là rất cao, từ 70-80%. Trong những năm qua, tập thể Khoa đã kế thừa nền tảng chuyên môn qua các thế hệ, đồng thời tích cực phát triển kỹ thuật mới, chuyên sâu giúp giảm tỷ lệ tử vong với nhóm bệnh nhân này. Cụ thể gồm, lọc thay thế huyết tương đơn thuần, lọc thay thế huyết tương phối hợp với lọc máu liên tục trong điều trị suy gan cấp. Quản lý và điều trị hàng trăm ca viêm gan vi rút hàng năm.

5.2. Thành tích nổi bật trong nhiệm vụ phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm

Trong những năm gần đây, dịch bệnh truyền nhiễm diễn biến hết sức phức tạp, khó lường, luôn là một mối đe dọa thường trực, trong đó có nhiều dịch bệnh mới nổi và tái nổi như MERS-CoV, bệnh do màng não cầu, bệnh than, bệnh sốt xuất huyết do vi rút Dengue, Marburg, Ebola và đặc biệt là đại dịch COVID-19 đã gây ra thảm họa y tế, xã hội đặc biệt nghiêm trọng cả trong nước cũng như quốc tế.

Khoa đã cùng với Bệnh viện xây dựng các phương án ứng phó hiệu quả với các loại dịch bệnh, đồng thời chủ động xây dựng phương án khám bệnh, thu dung, cấp cứu điều trị người bệnh tại Viện LSCB Truyền nhiễm đáp ứng hiệu quả với tình hình dịch bệnh thực tế trong từng giai đoạn. Như sàng lọc tốt giữ vững an toàn điều trị cho Bệnh viện, thành lập các khu điều trị COVID-19 theo mức độ, đối tượng. Thành lập các khu dã chiến điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết Dengue. Qua đó đảm bảo an toàn trong công tác kiểm soát dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt góp phần không nhỏ giúp Bệnh viện vững vàng vượt qua đại dịch COVID-19.

5.3. Thành tích nổi bật trong huấn luyện, đào tạo, nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học, huấn luyện, đào tạo, hợp tác quốc tế và chỉ đạo tuyến luôn được cấp ủy, chỉ huy Khoa xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, triển khai thực hiện. Là nhiệm vụ xuyên suốt và là động lực thúc đẩy đẻ phát triển nhiệm vụ trọng tâm. Trong nhưng năm qua, Khoa đã đạt được nhiều thành tích nổi bật, đáng ghi nhận.

Phối hợp với Bộ môn và Trung tâm nghiên cứu y học Việt-Đức (VG-CARE), tham gia nhiều đề tài cấp nhà nước và cấp bộ, trong đó có 02 đề tài nhánh cấp nhà nước đã nghiệm thu, thuộc nhiệm vụ NCKH cấp Quốc gia, mã số ĐTĐL.CN-15/15 “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân trong điều trị xơ gan mất bù”. Tham gia nhiều đề tài các cấp đã nghiệm thu và một số đề tài đang triển khai. Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu phát triển phương pháp mới điều trị các bệnh lý gan mật.

Trong những năm qua, các cán bộ, nhân viên của Khoa đã tham gia nghiên cứu và đăng tải nhiều bài báo trên các tạp chí nước ngoài trong hệ thống ISI, Scopus có chỉ số ảnh hưởng cao, đồng thời cũng có nhiều bài báo được đăng tại tạp chí Y dược học lâm sàng 108 và các tạp chí chuyên ngành trong nước. Tích cực tham gia báo cáo tại các hội thảo, hội nghị khoa học trong nước và tại Bệnh viện.

5.3. Khen thương nổi bật

- 2023: Bằng khen Bộ trưởng BQP: QĐ số 3761/QĐ-BQP ngày 12/8/2023 “Đã có thành tích xuất sắc trong thu dung, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe cho bộ đội và nhân dân các mặt bệnh lây đường máu”.

- 2022: Bằng khen Giám đốc Bệnh viện: QĐ số 6099/QĐ-BV ngày 09/12/2022 “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 và bệnh nhân sốt xuất huyết”.

- 2021: Bằng khen Giám đốc Bệnh viện: QĐ số 6311/QĐ-BV ngày 30/12/2021 “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ phòng chống dịch COVID-19 trong bệnh viện”.

6. Hợp tác trong nước và Quốc tế

6.1. Hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các đơn vị trong nước

- Bộ môn-Khoa Truyền nhiễm thuộc Học viện Quân y

- Bộ môn Truyền nhiễm thuộc Đại học Y Hà Nội

- Bộ môn Truyền nhiễm thuộc Đại học Y Hải phòng

- Đại học Vin-Uni

6.2. Hợp tác đào tạo, nghiên cứu với các đơn vị Quốc tế

- Đại học Turbingen thuộc Cộng hòa liên bang Đức.

7. Lãnh đạo – chỉ huy hiện tại 

TS.BS. Trịnh Văn Sơn - Chủ nhiệm khoa 

TS.BS. Quyền Đăng Tuyên - Phó chủ nhiệm khoa
 

 

Chia sẻ