Có thể bị cúm và Covid-19 cùng một lúc không?

  11:32 AM 08/09/2022
Câu trả lời hoàn toàn là có thể đồng thời bị cúm cũng như các bệnh đường hô hấp khác kể cả COVID-19. Các chuyên gia y tế vẫn đang nghiên cứu mức độ phổ biến của điều này.

Một số triệu chứng của bệnh cúm và COVID-19 tương tự nhau, do đó khó có thể phân biệt được sự khác biệt giữa chúng nếu chỉ dựa vào các triệu chứng. Xét nghiệm chẩn đoán có thể giúp xác định xem bạn có bị bệnh cúm, COVID-19 hay bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác hay không.

Điều trị tại nhà:

 Với những bệnh nhân mắc cúm , các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà.

 

Điều trị tại cơ sở y tế

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, để chữa trị cúm  người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế có đầy đủ điều kiện cấp cứu và hồi sức ban đầu để được theo dõi, xét nghiệm và chỉ định dùng thuốc kháng virus phù hợp. Những người có nguy cơ bị biến chứng cúm cao hơn bao gồm trẻ nhỏ, người lớn từ 65 tuổi trở lên, người mang thai và những người mắc một số bệnh lý như hen suyễn, tiểu đường và bệnh tim.Khi được sử dụng để điều trị, thuốc kháng vi-rút có thể làm giảm các triệu chứng và rút ngắn thời gian bạn bị bệnh 1 hoặc 2 ngày. Chúng cũng có thể ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng của bệnh cúm, như viêm phổi. CDC khuyến nghị điều trị kịp thời cho những người bị cúm hoặc nghi ngờ mắc bệnh cúm và những người có nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng cao hơn.

Test (kiểm tra) cúm cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108

Các đối tượng cần chú ý:

Sau đây là danh sách tất cả đối tượng có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng do cúm:

Người lớn từ 65 tuổi trở lên

Trẻ em dưới 2 tuổi

Bệnh hen suyễn

Tình trạng thần kinh và phát triển thần kinh

Rối loạn máu (chẳng hạn như bệnh hồng cầu hình liềm)

Bệnh phổi mãn tính (chẳng hạn như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính [COPD] và bệnh xơ nang)

Rối loạn nội tiết (như đái tháo đường)

Bệnh tim (như bệnh tim bẩm sinh, suy tim sung huyết và bệnh mạch vành)

Bệnh thận

Rối loạn gan

Rối loạn chuyển hóa (chẳng hạn như rối loạn chuyển hóa di truyền và rối loạn ty thể)

Những người béo phì với chỉ số khối cơ thể [BMI] từ 40 trở lên

Những người dưới 19 tuổi đang sử dụng thuốc có chứa aspirin hoặc salicylate lâu dài.

Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu do bệnh tật (chẳng hạn như những người bị nhiễm HIV hoặc AIDS, hoặc một số bệnh ung thư như bệnh bạch cầu) hoặc thuốc (chẳng hạn như những người được hóa trị hoặc xạ trị cho bệnh ung thư hoặc những người bị bệnh mãn tính cần corticosteroid mãn tính hoặc các loại thuốc khác ngăn chặn hệ thống miễn dịch)

Những người đã bị đột quỵ

Những người khác có nguy cơ mắc bệnh cúm cao hơn:

Người mang thai và những người đến 2 tuần sau khi kết thúc thai kỳ

Những người sống trong viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác

Mặc dù tất cả trẻ em dưới 5 tuổi ( đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi) được coi là có nguy cơ mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng cao hơn

Phòng ngừa cúm:

Thực hiện các hành động phòng ngừa hàng ngày được khuyến nghị để giảm sự lây lan của bệnh cúm:

Tránh tiếp xúc gần với người bị bệnh.

Nếu bạn bị bệnh, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt để tránh lây nhiễm cho họ.

Che mũi và miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Vứt khăn giấy vào thùng rác sau khi bạn sử dụng.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có xà phòng và nước, hãy sử dụng chất tẩy rửa tay có cồn.

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng.

Vệ sinh nơi ở, lớp học, nơi làm việc, lau chùi vật dụng, đồ chơi bằng hóa hóa sát khuẩn.

Không tự ý sử dụng thuốc kháng virut nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, đặc biệt là thuốc kháng virut chỉ có tác dụng khi được sử dụng trong vòng 48h kể từ khi có triệu chứng cúm.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách nghỉ ngơi, ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tập thể dục hàng ngày.

Đối với bệnh cúm, CDC khuyến cáo mọi người nên ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt trừ khi được chăm sóc y tế hoặc các nhu cầu cần thiết khác.

Tiêm vắc-xin cúm giúp giảm gánh nặng bệnh tật, nhập viện và tử vong do cúm đối với hệ thống y tế mỗi năm. Trong mỗi năm, tất cả các loại vắc-xin cúm sẽ được thiết kế để bảo vệ chống lại bốn loại vi-rút cúm mà nghiên cứu chỉ ra là phổ biến nhất. Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên cần tiêm vắc xin cúm. Mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm hàng năm, lý tưởng nhất là nên tiêm trước mùa cúm khoảng 2 tuần đến 1 tháng.. Việc tiêm phòng cho những người có nguy cơ cao mắc các biến chứng cúm nghiêm trọng là đặc biệt quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh cúm nặng của họ.Việc tiêm phòng cũng rất quan trọng đối với nhân viên y tế và những người khác sống cùng hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao hơn để tránh lây bệnh cúm cho họ. Điều này đặc biệt đúng đối với những người làm việc trong các cơ sở chăm sóc dài hạn, nơi có nhiều người dễ bị cúm nhất.

Trẻ em dưới 6 tháng có nguy cơ mắc bệnh cúm nghiêm trọng cao hơn nhưng còn quá nhỏ để được chủng ngừa. Những người chăm sóc trẻ sơ sinh nên được tiêm chủng thay thế

Tại sao phải tiêm vắc xin cúm hàng năm

 Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Có 2 lí do chính: Thứ nhất là vì vi-rút cúm phát triển rất nhanh, nên vắc-xin năm ngoái có thể không bảo vệ bạn khỏi vi-rút của năm nay. Vắc xin cúm mới được phát hành hàng năm để bắt kịp với sự biến đổi của vi rút. Thứ hai là khi bạn chủng ngừa, hệ thống miễn dịch của bạn tạo ra các kháng thể. Nhưng mức độ kháng thể có thể giảm theo thời gian - một lý do khác để tiêm phòng cúm hàng năm.

Bs Xuân Anh – Thanh Mai, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện TWQĐ 108

Chia sẻ