Ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở nữ giới ở nhiều nước công nghiệp phát triển. Theo Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới (IARC) vào năm 1998 thì ung thư vú đứng đầu, chiếm 21% trong tổng số các loại ung thư ở phụ nữ trên toàn thế giới. Cũng theo tổ chức này, xuất độ chuẩn hóa theo tuổi của ung thư vú ở phụ nữ là 92,04 / 100.000 dân ở châu Âu và 67,48 / trên 100.000 dân trên toàn thế giới vào năm 1998, đều là cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới.
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3/100.000 dân và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16/100.000 dân sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6/100.000 dân.
Về nguyên nhân hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng có vai trò của yếu tố gen (sự biến đổi gen BRCA1 or BRCA2), ô nhiễm môi trường không khí, nước, tia phóng xạ, hóa chất trong thực phẩm, nghiện thuốc lá… đã làm tăng tỷ lệ đáng kể ung thư vú.
Về các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân có thể tình cờ phát hiện qua thăm khám định kỳ hoặc khi đã có dấu hiệu lâm sàng như: Sờ thấy khối chắc ở vú, không đau, không di động, dấu hiệu muộn như thay đổi da vùng vú, chảy máu vú, hạch cơ ngực lớn và hố nách. Các dấu hiệu di căn như: Tràn dịch màng phổi, hạch thượng đòn, đau xương, gãy xương, thiếu máu, liệt, yếu chi, hôn mê do di căn não…
Hiện nay vai trò của tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. Các phương pháp sau đây được áp dụng trong chương trình tầm soát ung thư vú:
- Khám lâm sàng tuyến vú: Các phụ nữ trên 40 tuổi cần được khám vú mỗi năm, nhân viên y tế cần hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự khám vú.
- Tự khám vú: Ít tốn kém. Nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớm u vú, điều trị sớm và tiên lượng tốt.
Theo Hiệp hội quốc tế về tầm soát ung thư (UICC - Union for International Cancer Control) việc khám lâm sàng tuyến vú có thể chấp nhận được để thay thế chụp Mammography ở các quốc gia không có phương tiện.
Về chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý ung thư vú, hiện nay thường áp dụng như chụp Mammography, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
Chụp Mammography là phương pháp chụp X-quang vú đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư vú.
Ung thư vú đang trở nên phổ biến tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, năm 1998, ở nữ giới, ung thư vú là loại ung thư có tần suất cao nhất ở Hà Nội với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 20,3/100.000 dân và cao thứ hai ở Thành phố Hồ Chí Minh với xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 16/100.000 dân sau ung thư cổ tử cung mà xuất độ chuẩn hóa theo tuổi là 28,6/100.000 dân.
Về nguyên nhân hiện nay vẫn còn chưa rõ ràng, tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho rằng có vai trò của yếu tố gen (sự biến đổi gen BRCA1 or BRCA2), ô nhiễm môi trường không khí, nước, tia phóng xạ, hóa chất trong thực phẩm, nghiện thuốc lá… đã làm tăng tỷ lệ đáng kể ung thư vú.
Về các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân có thể tình cờ phát hiện qua thăm khám định kỳ hoặc khi đã có dấu hiệu lâm sàng như: Sờ thấy khối chắc ở vú, không đau, không di động, dấu hiệu muộn như thay đổi da vùng vú, chảy máu vú, hạch cơ ngực lớn và hố nách. Các dấu hiệu di căn như: Tràn dịch màng phổi, hạch thượng đòn, đau xương, gãy xương, thiếu máu, liệt, yếu chi, hôn mê do di căn não…
Hiện nay vai trò của tầm soát ung thư vú ở những phụ nữ bình thường đã làm thay đổi rõ ràng bệnh sử tự nhiên của bệnh cũng như cải thiện đáng kể tiên lượng bệnh. Các phương pháp sau đây được áp dụng trong chương trình tầm soát ung thư vú:
- Khám lâm sàng tuyến vú: Các phụ nữ trên 40 tuổi cần được khám vú mỗi năm, nhân viên y tế cần hướng dẫn cho bệnh nhân cách tự khám vú.
- Tự khám vú: Ít tốn kém. Nếu được thực hiện đúng cách có thể giúp người bệnh phát hiện sớm u vú, điều trị sớm và tiên lượng tốt.
Theo Hiệp hội quốc tế về tầm soát ung thư (UICC - Union for International Cancer Control) việc khám lâm sàng tuyến vú có thể chấp nhận được để thay thế chụp Mammography ở các quốc gia không có phương tiện.
Về chẩn đoán hình ảnh trong bệnh lý ung thư vú, hiện nay thường áp dụng như chụp Mammography, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ.
Chụp Mammography là phương pháp chụp X-quang vú đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong tầm soát ung thư vú.
Nhiều nghiên cứu cho thấy chụp Mammography giúp giảm tỷ lệ tử vong của ung thư vú khoảng 30%, vì vậy theo đề xuất của Hội ung thư Mỹ đề xuất đối với phụ nữ > 40 tuổi nên chụp Mammography 1 – 2 lần/năm.
Siêu âm tuyến vú là xét nghiệm khá phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới do là phương pháp xét nghiệm rẻ tiền, không gây hại, dễ thực hiện. Siêu âm chẩn đoán bệnh lý tuyến vú có độ chính xác cao, có thể chẩn đoán được những tổn thương khá nhỏ có đường kính < 5mm, có giá trị trong phát hiện ung thư sớm.
Ưu thế của siêu âm so với chụp Mammography: Tránh cho bệnh nhân tiếp xúc với tia X, có thể áp dụng để chẩn đoán đối với phụ nữa có thai, bệnh nhân nhạy cảm với tia X, trẻ em tuổi dậy thì, ở bệnh nhân có tuyến vú to, dầy, chụp Mamography không xác định rõ hình ảnh tổn thương. Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, máy siêu âm ngày càng hiện đại, sự ra đời và phát triển của siêu âm đàn hồi mô làm tăng giá trị chẩn đoán của siêu âm trong chẩn đoán bệnh lý ung thư vú.
Chẩn đoán hình ảnh ung thư tuyến vú bằng phương pháp chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ cho kết quả chẩn đoán khá cao, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay còn chưa áp dụng nhiều.
Khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Mỹ (2009) trong tầm soát ung thư vú ở bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng:
Đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 20 và 30, nên bắt đầu tầm soát ung thư vú bằng cách tự khám (BSE: Breast Self - Examination), khám chuyên khoa thời gian 3 năm khám 1 lần. Đến độ tuổi 40 khám chuyên khoa 1 lần / năm.
Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nên tầm soát ung thư tuyến vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp Mammography 1 lần / năm.
Đối với phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao nên siêu âm, chụp Mammography và cộng hưởng từ 1 lần / năm (có yếu tố gia đình, tiền sử xạ trị vùng ngực, loạn sản tuyến vú, xét nghiệm marker ung thư vú cao).
Khuyến cáo của Hiệp hội ung thư Mỹ (2009) trong tầm soát ung thư vú ở bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng:
Đối với phụ nữ trong độ tuổi từ 20 và 30, nên bắt đầu tầm soát ung thư vú bằng cách tự khám (BSE: Breast Self - Examination), khám chuyên khoa thời gian 3 năm khám 1 lần. Đến độ tuổi 40 khám chuyên khoa 1 lần / năm.
Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, nên tầm soát ung thư tuyến vú bằng siêu âm tuyến vú hoặc chụp Mammography 1 lần / năm.
Đối với phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao nên siêu âm, chụp Mammography và cộng hưởng từ 1 lần / năm (có yếu tố gia đình, tiền sử xạ trị vùng ngực, loạn sản tuyến vú, xét nghiệm marker ung thư vú cao).
Khoa Chẩn đoán Chức năng - Bệnh viện TƯQĐ 108