Nguyên tắc xử trí ban đầu khi bị chấn thương phần mềm cổ chân: R-I-C-E
R (rest): Nghỉ ngơi, hạn chế vận động cổ chân.
Mục đích: Không gia tăng tổn thương.
I (ice): Chườm lạnh quanh cổ chân bằng túi nước đá trong 15-17p/lần, có thể thực hiện lại sau 2-3h, ngày 2-4 lần.
Mục đích: Giảm sưng nề giảm đau tại chỗ.
Lưu ý: Không đặt viên đá trực tiếp trên bề mặt da gây bỏng lạnh.
C (compression): Dùng băng thun băng ép từ bàn chân lên trên cổ chân.
Mục đích: Giảm sưng nề bầm tím,cố định tổn thương.
Lưu ý: Băng ép có thể thực hiện cùng lúc với chườm lạnh, không băng ép quá chặt gây ứ trệ tuần hoàn.
E (elevation): Nằm kê cao chân.
Mục đích: Giảm sưng nề.
Chấn thương phần mềm cổ chân gây đau và hạn chế chức năng di chuyển có thể để lại di chứng nếu không được tập luyện sớm và đúng cách. Ngay sau giai đoạn cấp (2-3 ngày) người bệnh có thể tập luyện phục hồi chức năng. Dưới đây là một số bài tập cho người bệnh chân thương phần mềm cổ chân:
1. Bài tập với bóng
Cách thực hiện: Người bệnh ngồi trên giường, duỗi thẳng 2 chân, đặt bóng phía mũi bàn chân đau, người bệnh ấn mạnh mũi bàn chân vào quả bóng, giữ lại 10-15s rồi thả lỏng.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lòng cổ chân.

Bài tập với bóng
2. Bài tập với thang tường
Động tác 1
Cách thực hiện: Người bệnh ngồi xổm, bám 2 tay vào thang tường trọng tâm thân mình dồn về phía trước.
Tác dụng: Kéo giãn gân Achilles

Bài tập với thang tường – Động tác 1
Động tác 2
Cách thực hiện: Đứng bám 2 tay vào thang tường, đứng bằng chân đau
Tác dụng: Chịu trọng lượng trên chân đau.

Bài tập với thang tường - Động tác 2
Động tác 3:
Cách thực hiện: Đứng bám 2 tay vào thang tường, đứng bằng mũi chân.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lòng bàn chân.

Bài tập với thang tường - Động tác 3
Động tác 4
Cách thực hiện: Đứng bằng gót chân, nhấc mũi bàn chân lên khỏi mặt sàn.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lưng cổ chân.

Bài tập với thang tường - Động tác 4
Bài tập với bàn nghiêng
Cách thực hiện: Đứng thăng bằng trên bàn nghiêng, dồn trọng lượng từ từ ra sau và ra trước.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lưng và mặt lòng cổ chân.

Bài tập với bàn nghiêng
4. Bài tập với dây chun
Động tác 1
Cách thực hiện: Đặt bàn chân lên dây chun, một tay nắm đầu còn lại của dây chun, kéo căng sợi dây để bàn chân ở tư thế gập mặt lòng, thực hiện ấn mạnh bàn chân vào dây để bàn chân chạm mặt sàn.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ gập mặt lòng cổ chân.

Bài tập với dây chun – Động tác 1
Bài tập với dây chun - Động tác 2
Cách thực hiện: Đặt 2 bàn chân lên dây chun, một tay nắm đầu còn lại của dây, chân lành giữ cố định, nghiêng cổ chân đau ra phía ngoài.
Tác dụng: Tập mạnh nhóm cơ nghiêng ngoài cổ chân.

Bài tập với dây chun - Động tác 2
5. Bài tập với bục
Cách thực hiện: Đặt chân lành lên bục,chân đau duỗi thẳng, đứng dồn trọng tâm về phía trước.
Tác dụng: Kéo giãn nhóm cơ bụng chân và gân Achilles.

Bài tập với bục
Thực hiện: CN Nguyễn Ánh Nguyệt
Khoa VLTL-PHCN, Bệnh viện TWQĐ 10