Phục hình răng cố định là một phương pháp phục hồi lại răng bị mất một phần tổ chức cứng hoặc mất răng đảm bảo chức năng ăn nhai, phát âm và thẩm mỹ. Việc chăm sóc sau phục hình răng rất quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng và sức khỏe tốt cho răng miệng.
Có 2 loại phục hình răng cố định:
- Phục hình cấy ghép Implant: Răng giả được liên kết cố định vào trụ răng titanium đã khoan vít vào xương hàm.Trước phục hình Sau phục hình
- Phục hình răng giả gắn cố định vào các răng trên cung hàm.
Đây là các phục hình có chức năng gần như các răng thật. Do đó cần phải có kỹ thuật chăm sóc đúng cách mới mang lại hiệu quả sử dụng và sức khỏe tốt cho răng miệng.
Các loại phục hình cố định cần chăm sóc:
* Phục hình mất 1 phần thân răng:
- Verneer (phục hình cẩn mặt ngoài của các răng).
- Inlay (Phục hình đặt bên trong thân răng).
- Onlay (Phục hình bao bọc cả mặt gần, mặt xa và mặt nhai của răng).
* Phục hình mất răng:
- Phục hình cấy ghép 1 răng, cầu răng, toàn hàm.
- Phục hình chụp răng, chốt răng (Pivot), cầu răng.
Các bước chăm sóc sau phục hình răng cố định:
Sau khi phục hình răng, các nha sỹ thường tư vấn và dặn dò bệnh nhân bệnh nhân cho từng loại phục hình. Tuy nhiên cần lưu ý các bước sau đây:
- Chải răng ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn. Dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng các mặt của răng. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
- Nên dùng chỉ tơ nha khoa kết hợp vì chỉ tơ sẽ đi qua các khe lợi làm sạch các mảng bám cũng như các thức ăn còn sót lại sau chải răng.
- Súc miệng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch nước súc miệng.
Các loại phục hình cố định cần chăm sóc:
* Phục hình mất 1 phần thân răng:
- Verneer (phục hình cẩn mặt ngoài của các răng).
- Inlay (Phục hình đặt bên trong thân răng).
- Onlay (Phục hình bao bọc cả mặt gần, mặt xa và mặt nhai của răng).
* Phục hình mất răng:
- Phục hình cấy ghép 1 răng, cầu răng, toàn hàm.
- Phục hình chụp răng, chốt răng (Pivot), cầu răng.
Các bước chăm sóc sau phục hình răng cố định:
Sau khi phục hình răng, các nha sỹ thường tư vấn và dặn dò bệnh nhân bệnh nhân cho từng loại phục hình. Tuy nhiên cần lưu ý các bước sau đây:
- Chải răng ngày 3 lần sau mỗi bữa ăn. Dùng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng các mặt của răng. Thay bàn chải 3 tháng 1 lần.
- Nên dùng chỉ tơ nha khoa kết hợp vì chỉ tơ sẽ đi qua các khe lợi làm sạch các mảng bám cũng như các thức ăn còn sót lại sau chải răng.
- Súc miệng nước muối pha loãng hoặc các dung dịch nước súc miệng.
- Có thể dùng các loại máy tăm nước dễ dàng lấy đi các mảng bám và thức ăn dưới gầm các phục hình.
- Tránh ăn các đồ quá cứng và dai.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Nếu ăn cần chải răng sạch tránh các chất đường bám lại vùng lợi gây viêm lợi.
- Tránh ăn các đồ quá cứng và dai.
- Hạn chế ăn nhiều đồ ngọt. Nếu ăn cần chải răng sạch tránh các chất đường bám lại vùng lợi gây viêm lợi.
- Mát xa vùng lợi có răng mang phục hình: Dùng ngón tay miết nhẹ nhàng lợi của phục hình theo đường viền lợi nhằm lưu thông mạch máu vùng quanh răng.
- Nếu có chảy máu chân răng, chảy máu khi đánh răng, ê buốt, đau nhức, sứt mẻ sứ đến gặp nha sỹ kiểm tra lại.
- Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Nếu có chảy máu chân răng, chảy máu khi đánh răng, ê buốt, đau nhức, sứt mẻ sứ đến gặp nha sỹ kiểm tra lại.
- Tái khám định kỳ 6 tháng 1 lần.
BS. Lê Thị Yến
Khoa Răng miệng- Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Răng miệng- Bệnh viện TƯQĐ 108