Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút quai bị gây nên. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp, hay gây thành dịch ở trẻ em, thanh thiếu niên, ít gặp hơn ở người lớn. Dịch bệnh thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân với biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất là thể viêm tuyến nước bọt mang tai không hóa mủ. Tuy nhiên quai bị cũng có thể gây nhiều biến chứng như viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng, viêm não – màng não, viêm tụy, điếc tai.
Điếc tai là một biến chứng hiếm gặp, thường là điếc một bên tai, hiếm khi gặp điếc cả hai tai. Điếc tai do quai bị thường là điếc không hồi phục. Đây là một biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.
Tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm trong thời gian gần đây, chúng tôi đã gặp một trường hợp điếc tai hoàn toàn, cả 2 bên, không hồi phục do quai bị. Đây là một nữ bệnh nhân, 28 tuổi, sống ở Hà Nội, có con cũng mắc bị quai bị trước khi phát bệnh. Bệnh nhân nhập viện ngày thứ hai của bệnh với biểu hiện sốt và sưng đau tuyến nước bọt mang tai 2 bên. Từ ngày thứ 3 của bệnh xuất hiện ù tai và giảm sức nghe bên trái sau đó sang tai bên phải trong cùng ngày. Bệnh nhân bị điếc 2 tai vào ngày thứ 4 của bệnh và được xác định điếc tiếp nhận hoàn toàn 2 tai. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng globulin miễn dịch, corticoids, các thuốc chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường tuần hoàn não và điều trị oxy cao áp. Sau 20 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hết sốt, vùng tuyến nước bọt mang tai 2 bên hết sưng, tuy nhiên điếc hoàn toàn 2 tai không hồi phục.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, biến chứng điếc tai rất hiếm gặp, với tỷ lệ gặp khoảng 2/10.000 trường hợp quai bị. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do ri rút quai bị gây tổn thương ốc tai. Hay gặp điếc không hồi phục, thường là một bên tai, hiếm khi gặp điếc cả hai tai. Chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa biến chứng này. Hiện nay chỉ có phương pháp cấy ghép ốc tai đề cải thiện thính lực, tuy nhiên phương pháp này thực hiện rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy chúng ta nên chủ động tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh quai bị.
Điếc tai là một biến chứng hiếm gặp, thường là điếc một bên tai, hiếm khi gặp điếc cả hai tai. Điếc tai do quai bị thường là điếc không hồi phục. Đây là một biến chứng rất nặng nề, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống sau này của bệnh nhân.
Tại Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm trong thời gian gần đây, chúng tôi đã gặp một trường hợp điếc tai hoàn toàn, cả 2 bên, không hồi phục do quai bị. Đây là một nữ bệnh nhân, 28 tuổi, sống ở Hà Nội, có con cũng mắc bị quai bị trước khi phát bệnh. Bệnh nhân nhập viện ngày thứ hai của bệnh với biểu hiện sốt và sưng đau tuyến nước bọt mang tai 2 bên. Từ ngày thứ 3 của bệnh xuất hiện ù tai và giảm sức nghe bên trái sau đó sang tai bên phải trong cùng ngày. Bệnh nhân bị điếc 2 tai vào ngày thứ 4 của bệnh và được xác định điếc tiếp nhận hoàn toàn 2 tai. Bệnh nhân đã được điều trị tích cực bằng globulin miễn dịch, corticoids, các thuốc chống viêm, tăng dẫn truyền thần kinh, tăng cường tuần hoàn não và điều trị oxy cao áp. Sau 20 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân hết sốt, vùng tuyến nước bọt mang tai 2 bên hết sưng, tuy nhiên điếc hoàn toàn 2 tai không hồi phục.
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, biến chứng điếc tai rất hiếm gặp, với tỷ lệ gặp khoảng 2/10.000 trường hợp quai bị. Điếc tai xảy ra ở giai đoạn khởi phát do ri rút quai bị gây tổn thương ốc tai. Hay gặp điếc không hồi phục, thường là một bên tai, hiếm khi gặp điếc cả hai tai. Chưa có các biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa biến chứng này. Hiện nay chỉ có phương pháp cấy ghép ốc tai đề cải thiện thính lực, tuy nhiên phương pháp này thực hiện rất khó khăn và tốn kém. Chính vì vậy chúng ta nên chủ động tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh quai bị.
Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Xuân Chính, Vũ Viết Sáng
Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm
Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức, Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm