Từ ngày đầu năm 2015 đến nay (7/2013), Khoa Hồi sức tích cực – A12, Bệnh viện TƯQĐ 108 đã tiếp nhận và điều trị cho gần 20 trường hợp suy đa tạng, tổn thương gan tối cấp sau dùng thuốc đông y điều trị viêm gan virus B mạn tính.
Các bệnh nhân vào viện đều có đặc điểm chung là phát hiện viêm gan B mạn tính và đang điều trị thuốc đông y không rõ nguồn gốc với lời giới thiệu là điều trị khỏi viêm gan virus B.
Khi nhập viện, các bệnh nhân đều trong tình trạng: ý thức lơ mơ, da, củng mạc mắt vàng), người mệt mỏi trước đó, chán ăn, tổn thương tế bào gan cấp (GOT, GPT trên 1000 UI/L), suy gan (Albumin < 30 g/l, bilirubin tăng cao, tỉ lệ prothrombin giảm dưới 50%, số lượng tiểu cầu giảm dưới 80 T/L).
Bệnh nhân được chẩn đoán: Suy gan cấp sau dùng thuốc đông y trên bệnh nhân viêm gan B mạn tính.
Tình trạng trên cho thấy người bệnh sẽ diễn biến nhanh và nguy kịch.
Điều trị: lọc máu liên tục, truyền máu, huyết tương, bảo vệ tế bào gan, giải độc gan, nuôi dưỡng, nâng đỡ cơ thể. Đây là biện pháp hỗ trợ rất tích cực so với trước đây.
Tuy nhiên kết quả điều trị cho thấy tỉ lệ tử vong còn cao, trong số 18 bệnh nhân chúng tôi theo dõi có 8 bệnh nhân tử vong (chiếm 44,4%). Điều này cho thấy tác hại nguy hiểm khi điều trị viêm gan virus B bằng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, gọi tắt là HBV. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mạn tính của châu Á – Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10 - 14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới (từ 8 - 12%). Trong đó, 10 - 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HBV cũng đều trở thành người bệnh. Có nhiều người đã chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1,5 - 3 tháng và có khả năng trở thành mạn tính (5% ở người lớn và 100% ở trẻ em).
Có nhiều phác đồ điều trị viêm gan B khi nó hoạt động (nghĩa là HBsAg (+), HBeAg (+) và anti HBeAg (-) và tăng số lượng virus trong máu hơn ngưỡng bình thường) cho hiệu quả tốt.
Cũng có nhiều bài thuốc đông y có thể hỗ trợ hoặc điều trị được viêm gan B như: Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần ổn định được 27 - 59% người bị nhiễm HBV. LIV-94 là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm gan. Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.
Tuy nhiên khi dùng thuốc đông y để hỗ trợ điều trị hoặc điều trị viêm gan virus B nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tuy nhiên kết quả điều trị cho thấy tỉ lệ tử vong còn cao, trong số 18 bệnh nhân chúng tôi theo dõi có 8 bệnh nhân tử vong (chiếm 44,4%). Điều này cho thấy tác hại nguy hiểm khi điều trị viêm gan virus B bằng thuốc đông y không rõ nguồn gốc.
Trên thế giới ước tính có khoảng 2 tỉ người nhiễm virus viêm gan B, gọi tắt là HBV. Trong số 250 triệu người nhiễm HBV mạn tính của châu Á – Thái Bình Dương thì Việt Nam chiếm tới 10 - 14%. Hiện Việt Nam thuộc nhóm các nước có tỷ lệ mắc viêm gan B cao của thế giới (từ 8 - 12%). Trong đó, 10 - 15% nhiễm virus viêm gan B có diễn biến thành viêm gan mạn tính, sau đó khoảng 25% thành xơ gan và 80% dẫn tới ung thư gan.
Tuy nhiên, không phải ai nhiễm virus HBV cũng đều trở thành người bệnh. Có nhiều người đã chung sống với HBV cả đời nhưng không hề bị viêm gan. Thời gian ủ bệnh trung bình từ 1,5 - 3 tháng và có khả năng trở thành mạn tính (5% ở người lớn và 100% ở trẻ em).
Có nhiều phác đồ điều trị viêm gan B khi nó hoạt động (nghĩa là HBsAg (+), HBeAg (+) và anti HBeAg (-) và tăng số lượng virus trong máu hơn ngưỡng bình thường) cho hiệu quả tốt.
Cũng có nhiều bài thuốc đông y có thể hỗ trợ hoặc điều trị được viêm gan B như: Thuốc nam Siro Hebevera với thành phần chủ yếu là cây chó đẻ răng cưa, cà gai leo đã góp phần ổn định được 27 - 59% người bị nhiễm HBV. LIV-94 là loại thuốc bổ gan tiêu độc hoàn toàn từ dược liệu Việt Nam đã được thử nghiệm thành công và bắt đầu được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị viêm gan. Hạn chế uống rượu vì rượu không những gây ra xơ gan mà còn hỗ trợ quá trình sao chép, sinh sản của virus viêm gan nên làm tăng nhanh số lượng virus có trong máu và làm giảm khả năng chịu đựng của tế bào gan trước sự tấn công của virus.
Tuy nhiên khi dùng thuốc đông y để hỗ trợ điều trị hoặc điều trị viêm gan virus B nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Khoa Hồi Sức Tích Cực – Bệnh viện TƯQĐ 108