Thống kê tại Việt nghiên cứu năm 2020 cho thấy 49,2% người ≥ 60 tuổi bị thiểu cơ. Tình trạng nàytrên bệnh nhân cao tuổi làm giảm khả năng vận động, rối loạn chuyển hóa, giảm chất lượng cuộc sống tăng tỷ lệ nhập viện thậm chí là tử vong. Thiểu cơ cũng liên quan đến một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi như bệnh tim mạch, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, COPD…
Dấu hiệu nhận biết của thiểu cơ:
Yếu cơ, giảm cân không chủ ý
Mất sức bền, dễ mệt mỏi
Khó khăn khi thực hiện các hoạt động hàng ngày (đứng lên ngồi xuống, bưng bê vật nặng…)
Đi bộ chậm, dễ mất thăng bằng và nguy cơ té ngã cao
Nếu có các dấu hiệu trên, người cao tuỏi cần kiểm tra sớm để phòng tránh biến chứng.
Nguyên nhân của thiểu cơ
Lão hóa tự nhiên là nguyên nhân chính: Từ sau 40 tuổi, cơ thể bắt đầu mất 1-2% khối lượng cơ mỗi năm. Sau độ tuổi 50, sức mạnh cơ bắp sẽ giảm nhanh hơn và tốc độ mất cơ tỉ lệ thuận với độ tuổi của bạn. Lúc đó là khi bạn bắt đầu nhận thấy tình trạng này ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác khiến quá trình thiểu cơ diễn ra nhanh hơn. Đó là:
Không hoạt động thể chất.
Béo phì hoặc suy dinh dưỡng
Mắc các bệnh mãn tính như: tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường, bệnh thận mạn, COPD...
Tình trạng đề kháng Insulin, thay đổi nồng độ Hormon (Testosterone, GH..)
Suy dĩnh dưỡng, thiếu hụt Protein, giảm khả năng chuyển hóa Protein thành năng lượng.
Giảm số lượng tế bào thần kinh có chức năng gửi thông điệp từ não đến cơ để yêu cầu cơ vận động.
Nhận biết sớm và thay đổi lối sống có thể làm chậm quá trình thiểu cơ.
Chẩn đoán thiểu cơ như thế nào?
Những xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán thiểu cơ cũng như đánh giá mức độ nặng của bệnh
Kiểm tra sức mạnh cơ bắp: kiểm tra sức nắm tay.
Kiểm tra khả năng thực hiện các động tác: bài kiểm tra về tốc độ đi bộ 6m, thời gian 5 lần đứng dậy khi ngồi ghế, bài kiểm tra thể lực ngắn (SPPB)...
Đo khối lượng cơ xương: Bằng máy DEXA hoặc BIA.
Nếu phát hiện dấu hiệu thiểu cơm cần có biện pháp can thiệp kịp thời.
Phòng ngừa và điều trị thiểu cơ
Hiện chưa có thuốc điều trị thiểu cơ, nhưng có thể kiểm soát và làm chậm quá trình này bằng cách:
Tập thể dục thường xuyên để tăng sức mạnh cơ bắp
Bài tập sức mạnh (kháng lực): nên được thực hiện ít nhất 2-3 lần/ tuần.
Bài tập tăng sức bền (Aerobic Fitness) sẽ giúp xây dựng protein cơ bắp và làm giảm mỡ trong cơ
Bài tập thăn bằng (Yoga, Pilates): Giảm nguy cơ té ngã
Chế độ dinh dưỡng hợp lí:
Cung cấp đủ chất đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày: đặc biệt là những thực phẩm chứa nhiều acid amin thiết yếu như đậu nành, cá, thịt bò để ngăn ngừa tình trạng mất khối lượng cơ bắp và tăng cường sợi cơ.

Thay đổi lối sống: vốn là một yếu tố nguy cơ, giảm cân, ngừng hút thuốc và uống rượu, điều trị các bệnh lý mãn tính
Thiểu cơ là một tình trạng nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa được. Để bảo vệ sức khỏe hãy: Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động. Ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ protein.Thay đổi lối sống, kiểm soát bệnh lý nền.
Chủ động phòng ngừa thiếu cơ- Bảo vệ sức khỏe ngay từ hôm nay
Bs. Nguyễn Minh Hồng
Khoa bệnh Cấp tính- Cấp cứu,
Viện Điều trị cán bộ cao cấp Quân đội