Sắt là thành phần quan trọng trong cấu tạo hemoglobin, liên quan trực tiếp đến khả năng gắn và vận chuyển oxy của hồng cầu. Ngoài ra sắt còn tham gia vào nhiều quá trình oxy hóa trong cơ thể. Vì vậy xét nghiệm định lượng sắt và một số xét nghiệm khác liên quan đến chuyển hóa sắt có vai trò quan trọng trong thực hành lâm sàng.
1- Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh:
Định lượng sắt huyết thanh là xác định lượng sắt gắn với transferin trong huyết thanh.
- Nguyên lý: định lượng sắt huyết thanh được đo bằng phương pháp đo quang: trong môi trường acid, transferrin bao quanh sắt bị phân tách giải phóng ion sắt tự do. Ion sắt này phản ứng với thuốc thử cho màu đặc trưng. Mật độ quang của phức hợp màu được đo ở bước sóng 600/800nm tỷ lệ thuận với nồng độ sắt trong mẫu bệnh phẩm.
- Giá trị tham chiếu: 6,6 - 28µmol/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Nồng độ sắt huyết thanh giảm: thiếu máu thiếu sắt, viêm mạn tính, mất máu cấp,... nồng độ sắt huyết thanh đặc biệt giảm trong nhiễm độc cyanocobalamin.
+ Nồng độ sắt huyết thanh tăng: chỉ định bổ sung sắt không đúng, viêm gan cấp, truyền máu nhiều lần, nhiễm sắc tố sắt tiên phát do di truyền gây tăng hấp thu sắt...
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin. Không sử dụng chống đông bằng EDTA.
2- Transferrin:
Transferrin là một glycoprotein được tổng hợp ở gan, có vai trò vận chuyển sắt trong cơ thể. Transferrin có ái lực cao nhất với sắt ba (Fe3+), có thể gắn với một số kim loại khác nhưng không gắn với sắt hai (Fe2+). Nhờ có receptor đặc hiệu trên màng tế bào, transferrin được vận chuyển vào trong tế bào. Sau đó sắt được giải phóng trong môi trường acid của lysosom, phức hợp receptor-transferrin quay lại màng tế bào, transferrin trở lại huyết tương để tái sử dụng vận chuyển sắt.
- Nguyên lý: phương pháp miễn dịch đo độ đục.
- Giá trị tham chiếu: 2,0-3,6g/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Transferrin tăng: khi cơ thể tăng nhu cầu sử dụng sắt (phụ nữ có thai), cơ thể thiếu sắt: chế độ ăn thiếu sắt, bệnh lý dạ dày gây giảm hấp thu sắt...
+ Transferrin giảm: khi cơ thể thừa sắt, rối loạn phân bố sắt (viêm mạn tính, khối u…).
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.
3- Ferritin:
Ferritin là protein dự trữ sắt, cấu trúc gồm một lớp vỏ polypeptid và lõi chứa hydroxyd- Fe3+ -phosphate. Trên bề mặt ferritin có nhiều kênh cho phép tích lũy và giải phóng sắt. Ferritin có mặt ở các tổ chức dự trữ sắt: gan, lách, tủy xương, một phần nhỏ được giải phóng ra huyết thanh.
- Nguyên lý đo: kỹ thuật điện hóa phát quang dựa trên nguyên lý sandwich.
- Giá trị tham chiếu: 30-400µg/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Giảm trong: khi cơ thể thiếu sắt.
+ Tăng trong: khi cơ thể thừa sắt, trong bệnh bạch cầu cấp, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng...
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.
Thạc sĩ Phạm Thị Minh Huyền
Khoa Sinh Hóa, Bệnh viện TWQĐ 108
1- Xét nghiệm định lượng sắt huyết thanh:
Định lượng sắt huyết thanh là xác định lượng sắt gắn với transferin trong huyết thanh.
- Nguyên lý: định lượng sắt huyết thanh được đo bằng phương pháp đo quang: trong môi trường acid, transferrin bao quanh sắt bị phân tách giải phóng ion sắt tự do. Ion sắt này phản ứng với thuốc thử cho màu đặc trưng. Mật độ quang của phức hợp màu được đo ở bước sóng 600/800nm tỷ lệ thuận với nồng độ sắt trong mẫu bệnh phẩm.
- Giá trị tham chiếu: 6,6 - 28µmol/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Nồng độ sắt huyết thanh giảm: thiếu máu thiếu sắt, viêm mạn tính, mất máu cấp,... nồng độ sắt huyết thanh đặc biệt giảm trong nhiễm độc cyanocobalamin.
+ Nồng độ sắt huyết thanh tăng: chỉ định bổ sung sắt không đúng, viêm gan cấp, truyền máu nhiều lần, nhiễm sắc tố sắt tiên phát do di truyền gây tăng hấp thu sắt...
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin. Không sử dụng chống đông bằng EDTA.
2- Transferrin:
Transferrin là một glycoprotein được tổng hợp ở gan, có vai trò vận chuyển sắt trong cơ thể. Transferrin có ái lực cao nhất với sắt ba (Fe3+), có thể gắn với một số kim loại khác nhưng không gắn với sắt hai (Fe2+). Nhờ có receptor đặc hiệu trên màng tế bào, transferrin được vận chuyển vào trong tế bào. Sau đó sắt được giải phóng trong môi trường acid của lysosom, phức hợp receptor-transferrin quay lại màng tế bào, transferrin trở lại huyết tương để tái sử dụng vận chuyển sắt.
- Nguyên lý: phương pháp miễn dịch đo độ đục.
- Giá trị tham chiếu: 2,0-3,6g/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Transferrin tăng: khi cơ thể tăng nhu cầu sử dụng sắt (phụ nữ có thai), cơ thể thiếu sắt: chế độ ăn thiếu sắt, bệnh lý dạ dày gây giảm hấp thu sắt...
+ Transferrin giảm: khi cơ thể thừa sắt, rối loạn phân bố sắt (viêm mạn tính, khối u…).
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.
3- Ferritin:
Ferritin là protein dự trữ sắt, cấu trúc gồm một lớp vỏ polypeptid và lõi chứa hydroxyd- Fe3+ -phosphate. Trên bề mặt ferritin có nhiều kênh cho phép tích lũy và giải phóng sắt. Ferritin có mặt ở các tổ chức dự trữ sắt: gan, lách, tủy xương, một phần nhỏ được giải phóng ra huyết thanh.
- Nguyên lý đo: kỹ thuật điện hóa phát quang dựa trên nguyên lý sandwich.
- Giá trị tham chiếu: 30-400µg/L.
- Ý nghĩa lâm sàng:
+ Giảm trong: khi cơ thể thiếu sắt.
+ Tăng trong: khi cơ thể thừa sắt, trong bệnh bạch cầu cấp, ung thư gan, ung thư phổi, ung thư đại tràng...
- Chuẩn bị mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng: 2ml máu, không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin, EDTA.
Thạc sĩ Phạm Thị Minh Huyền
Khoa Sinh Hóa, Bệnh viện TWQĐ 108