Kiêng thức ăn nhiều Purin: đậu các loại, nấm, rau rền.
Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, nhất là khoai tây.
Uống nhiều nước khoáng có bicacbonat (2lít/ngày), dung dịch bicacbonat Natri. Không nhịn tiểu tiện.
Tránh làm việc quá mức, tránh lạnh, tránh đi dày dép chật, không dùng thuốc lợi tiểu chlorothiazid và Steroid.
Khi phải phẫu thuật hoặc mắc bệnh toàn thân chú ý theo dõi a. Uric để điều chỉnh kịp thời.
Không dùng:
Không uống nhiều rượu mạnh. Không ăn các thức ăn chứa nhiều purine như: phủ tạng động vật: tim, gan, thận, lá lách, óc..., hột vịt, gà lộn, trứng cá, cá trích, cá đối, cá mòi. Không ăn mỡ động vật, không ăn đường. Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…
Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Kiêng các chất kích thích: rượu, ớt, cà phê, hạn chế bia. Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như: Rượu, bia, cơm rượu, nếp than…
Dùng hạn chế
Hạn chế protid (<1g protein/kg/ ngày tương đương < 200g thịt nạc mỗi ngày).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) đồ biển (tôm, cua…).
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) các loại đậu hạt, măng tây.
Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như:
+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…
+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như: đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như: Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.
Không ăn nhiều (vừa phải, điều độ) chocolate, cacao, trà, cà phê, đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.
Giảm các đồ uống có tính toan như: nước cam, chanh, nước trái cây giàu vitamin C vì làm tăng nguy cơ kết tinh urate ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
+ Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như: Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.
+ Bệnh nhân gút có tầm vóc trung bình 50 kg không nên ăn quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày
Dùng nhiều
Các loại rau xanh, trái cây tươi.
Uống nhiều nước, nước khoáng có bicarbonate, nước sắc lá xakê.
Các loại ngũ cốc.
Sữa, trứng.
Thức ăn có lợi:
Các thực phẩm giàu chất xơ nói chung như dưa leo, củ sắn, cà chua…giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm thoái hoái biến đạm để sinh năng lượng nên giảm sự hình thành acid uric.
Đồ uống có lợi :
Nên uống nhiều nước (tối thiểu 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày). Không nhịn tiểu.
Nên uống nước khoáng không ga có độ kiềm cao giúp tăng đào thải acid uric và hạn chế sự kết tinh urate tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận.
Chế độ sinh hoạt: Chống béo phì, không kiêng đạm quá mức, tăng cường vận động, tránh stress, tránh gắng sức, tránh lạnh đột ngột…