Theo Thông tư số 26/2013/TT-BYT ngày 16/9/2013 của Bộ Y Tế Hướng dẫn về hoạt động truyền máu và theo Tờ trình số 117/TTr-KHTH ngày 14/1/2015 đã được phê duyết của Giám đốc Bệnh viện TƯQĐ 108. Khoa Sinh học phân tử - Bệnh viện TƯQĐ 108 đã sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử; kỹ thuật Nucleic acid Amplification Technology (NAT) để sàng lọc các túi máu và chế phẩm máu trước khi sử dụng cho bênh nhân kể từ ngày 28/1/2015.
NAT là phương pháp sàng lọc sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện chất liệu di truyền (ADN, ARN) của các tác nhân gây bệnh như là virút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV) và vi rút HIV trong mẫu máu. Các tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể con người đều có thời gian “cửa sổ' (hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm) trước khi được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại. Trước đây, với kỹ thuật huyết thanh học, giai đoạn cửa sổ của HIV là 21 ngày, HBV 59 ngày và HCV 82 ngày. Kỹ thuật NAT có độ nhạy cao hơn nên đã rút ngắn được thời gian cửa sổ xuống một nửa, cụ thể HIV còn 11 ngày, HBV còn 25 ngày và HCV là 59 ngày. Vì thế, NAT giúp phát hiện các mẫu máu dương tính với 3 loại vi rút trên trong giai đoạn cửa sổ sớm hơn, độ chính xác cao hơn các phương pháp cũ.
Hiện nay trên thế giới ở các nước phát triển hầu hết các bệnh viện, trung tâm Huyết học truyền máu đều đã sử dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu. Ở Việt Nam vẫn còn ít các bệnh viện sử dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu. Bệnh viện TƯQĐ 108 là đơn vị đầu tiên áp dụng NAT trong toàn Quân.
NAT là phương pháp sàng lọc sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử phát hiện chất liệu di truyền (ADN, ARN) của các tác nhân gây bệnh như là virút viêm gan B (HBV), vi rút viêm gan C (HCV) và vi rút HIV trong mẫu máu. Các tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể con người đều có thời gian “cửa sổ' (hay còn gọi là giai đoạn sơ nhiễm) trước khi được phát hiện bằng các phương pháp xét nghiệm hiện đại. Trước đây, với kỹ thuật huyết thanh học, giai đoạn cửa sổ của HIV là 21 ngày, HBV 59 ngày và HCV 82 ngày. Kỹ thuật NAT có độ nhạy cao hơn nên đã rút ngắn được thời gian cửa sổ xuống một nửa, cụ thể HIV còn 11 ngày, HBV còn 25 ngày và HCV là 59 ngày. Vì thế, NAT giúp phát hiện các mẫu máu dương tính với 3 loại vi rút trên trong giai đoạn cửa sổ sớm hơn, độ chính xác cao hơn các phương pháp cũ.
Hiện nay trên thế giới ở các nước phát triển hầu hết các bệnh viện, trung tâm Huyết học truyền máu đều đã sử dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu. Ở Việt Nam vẫn còn ít các bệnh viện sử dụng kỹ thuật NAT trong sàng lọc máu. Bệnh viện TƯQĐ 108 là đơn vị đầu tiên áp dụng NAT trong toàn Quân.
TS.BS. Phan Quốc Hoàn, TS.BS. Bùi Tiến Sỹ
Khoa Sinh học phân tử - Bệnh viện TƯQĐ 108
Khoa Sinh học phân tử - Bệnh viện TƯQĐ 108