Tên đề tài luận án: Nghiên cứu điều trị lấy huyết khối cơ học bằng Solitaire sau dùng tiêu sợi huyết tĩnh mạch trên bệnh nhân nhồi máu não cấp
Ngành: Khoa học thần kinh
Mã số: 9720158
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Long
Họ và tên Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Dương Đình Chỉnh
2. TS. Ngô Tiến Tuấn
Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108
Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:
Kết quả nghiên cứu cung cấp một số đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân nhồi máu não cấp tính do tắc mạch lớn tuần hoàn trước, được điều trị bằng tiêu sợi huyết tĩnh mạch và can thiệp lấy huyết khối động mạch não (điều trị bắc cầu): Tuổi trung bình 57,9, nhóm tuổi 40-59 hay gặp nhất (46,8%), NIHSS vào viện trung bình 13,5, trung vị 13; NIHSS 9-16 hay gặp nhất (41,8%), NIHSS ≥ 16 gặp 34,2% khi vào viện. ASPECTS vào viện có trung vị là 9, trung bình là 8,75; ASPECTS 9-10 chiếm tỉ lệ 63,3%. Tắc M1 động mạch não giữa đơn thuần gặp 63,3%, tuần hoàn bàng hệ tốt gặp 28,6%, hẹp động mạch nội sọ gặp 21,5%.
Kết quả điều trị can thiệp tái thông tốt (TICI 2b-3) đạt 96,2%. NIHSS trung bình giảm 6,03 sau 24 giờ, p < 0,001; 79,7% có NIHSS giảm ≥ 4 điểm. Phục hồi tốt (mRS 0-2) sau 3 tháng đạt 77,2%, tử vong gặp 10,1%. Biến chứng sau can thiệp chảy máy não (CMN) chung gặp 34,2%, CMN có triệu chứng gặp 6,3%, chảy máu tiêu hóa gặp 3,8%, phải phẫu thuật mở sọ gặp 2,5%, viêm phổi gặp 10,1%.
Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả điều trị: mức độ hôn mê Glasgow khi vào viện, NIHSS vào viện, NIHSS 24 giờ, có triệu chứng quay mắt quay đầu, tái thông hoàn toàn (TICI 3), biến chứng chảy máu và có các biến chứng khác khi nằm viện nói chung. Trong đó NIHSS 24 giờ có giá trị tiên lượng độc lập tới kết quả hồi phục sau 3 tháng (p = 0,014, OR = 2,468, 95% CI 1,197-5,092). Liều tPA khi tiêu sợi huyết tĩnh mạch không ảnh hưởng kết quả hồi phục sau 3 tháng nhưng làm tăng tỉ lệ xuất huyết nội sọ có triệu chứng và có xu hướng tăng tỉ lệ tử vong.
THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS
Name of thesis: Study of mechanical thrombectomy with Solitaire after intravenous thrombolysis in patients with acute ischemic stroke
Speciality: Neuroscience
Code: 9720158
Name of graduate student: Nguyen Thanh Long
Name of supervisor:
1. Assoc. Prof. Ph.D. Duong Dinh Chinh
2. Ph.D. Ngo Tien Tuan
Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.
Summary of the new main scientific contribution of the thesis:
The research supplied information on some clinical and subclinical characteristics in patients with acute ischemic stroke due to large vessel occlusion in the anterior circulation treated with bridging therapy: The mean age was 57.9, age group of 40-59 was the most common (46.8%), The mean and median of admission NIHSS was 13.5 and 13, respectively; NIHSS 9-16 was most common (41.8%), admission NIHSS ≥ 16 accounted for 34.2%. ASPECTS had a median of 9 and a mean of 8,75; ASPECTS 9-10 accounted for 63.3%. Occlusion at the M1 segment accounted for 63,3%, good collaterals’ rate was 28.6%, and intracranial stenosis accounted for 21.5%.
Successful recanalization (TICI 2b-3) accounted for 96.2%; the mean of NIHSS decreased by 6,03 after 24 hours, p < 0,001; 79,7% of patients had NIHSS reduced ≥ 4. After three months, favorable recovery (mRS 0-2) accounted for 77.2%; mortality was 10.1%. Post-reperfusion general intracranial hemorrhage accounted for 34.2%, symptomatic intracranial hemorrhage rate was 6.3%, the percentage of gastrointestinal bleeding was 3.8%, decompressive craniectomy accounted for 2.5%, and pneumonia rate was 1011%.
In addition, it revealed factors affecting treatment outcomes: Glasgow coma scale, admission NIHSS, 24-hour NIHSS, deviation of eyes and head, complete reperfusion, intracranial hemorrhage, other complications during hospitalization in general, of which 24-hour NIHSS is an independent prognostic for recovery after three months outcomes (p = 0.014, OR = 2.468, 95% CI 1.197-5.092). The administration of tPA in cases of intravenous thrombolysis did not affect the recovery outcomes after 3 months but increases the risk of symptomatic intracranial hemorrhage and tends to increase the mortality rate.