Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính

  07:52 AM 24/05/2022

Tên đề tài luận án: "Nghiên cứu biến đổi vận động xoắn và chỉ số chức năng thất trái bằng siêu âm tim đánh dấu mô ở bệnh nhân suy tim mạn tính”

Chuyên ngành: Nội Tim mạch    

Mã số: 6272014.   

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thị Kiều Ly.    

Họ và tên Người hướng dẫn: 

1. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn.

2. PGS.TS. Phạm Thái Giang.

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Khi đánh giá các thông số vận động xoắn và sức căng thất trái bằng siêu âm đánh dấu mô 3D chúng tôi thấy: Giá trị tuyệt đối của các thông số vận động xoắn và chỉ số sức căng thất trái ở nhóm bệnh nhân suy tim mạn tính giảm hơn so với nhóm chứng. Đặc biệt ở nhóm suy tim phân số tống máu bảo tồn, khi giá trị phân số tống máu thất trái còn bình thường thì các chỉ số về sức căng và vận động xoắn thất trái đã giảm có ý nghĩa so với nhóm chứng. Trong đó nhóm suy tim EF < 50% có 100% bệnh nhân có giảm sức căng theo trục dọc, bán kính; 98,8% giảm sức căng chu vi, sức căng diện tích, góc xoay thất trái và 97,5% bệnh nhân giảm độ xoắn thất trái. Ở nhóm suy tim EF ≥ 50% có 73,3% giảm sức căng trục dọc và bán kính; 63,3% giảm sức căng chu vi, sức căng diện tích và 60% giảm góc xoay thất trái và 56,7% giảm độ xoắn thất trái.

Mối liên quan giữa các thông số sức căng, vận động xoắn thất trái đo trên siêu âm đánh dấu mô 3D với đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân suy tim mạn tính:

Các thông số sức căng thất trái giảm dần theo mức tăng NYHA và có tương quan vừa với quãng đường đi bộ 6 phút (r = 0,5 – 0,65; p<0,01). Góc xoay và độ xoắn thất trái có tương quan yếu với quãng đường đi bộ 6 phút.

Góc xoay và độ xoắn thất trái có tương quan vừa với EF, sức căng trục dọc đo trên STE 2D (GLPS), đường kính cuối tâm trương thất trái (Dd), thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV) và phân suất co ngắn sợi cơ thất trái (FS).

Các thông số sức căng đo trên siêu âm STE 3D có tương quan khá chặt với EF, sức căng trục dọc đo trên siêu âm 2D và tương quan chặt vừa với đường kính cuối tâm trương thất trái (Dd), thể tích cuối tâm trương thất trái (EDV) và phân suất co ngắn sợi cơ thất trái (FS).

Ở nhóm suy tim có EF < 50%, mối tương quan giữa các thông số sức căng, góc xoay và độ xoắn thất trái đo trên siêu âm STE 3D với EF chặt chẽ hơn ở nhóm suy tim có EF ≥50%.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Hà Nội ngày 10 tháng 03 năm 2022

                    NGHIÊN CỨU SINH

 

 

 

 

 

PGS. TS. Phạm Nguyên Sơn

   

 

 

 

 

 PGS. TS. Phạm Thái GiangNguyễn Thị Kiều Ly

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

 Name of thesis: Research on left ventricular twist, torsion and strain by speckle tracking echocardiography in chronic heart failur.

Speciality: Cardiology

Code: 62.72.01.41

Name of graduate student: Nguyen Thi Kieu Ly.

Name of supervisor: Pham Nguyen Son and Pham Thai Giang.

Educational foundation: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

Using 3-dimension speckle tracking echocardiography assess left ventricular twist, torsion and strains in chronic heart failure patients, we found that:

The left ventricle twist, torsion, strains in patients with chronic heart failure reduced more than that in the control group. In particular, in heart failure preserve ejection fraction patients even though ejection fraction was normal, but twist, torsion and strains were significantly reduced when compared with the control group.

In heart failure reduced ejection fraction group, there were 100% patients with decreased left ventricular longitudinal strain and radial strain, 98.8% with reduced circumferential strain, area strain, twist and 97.5% patients with reduced torsion. In the heart failure group with EF ≥ 50% had a 73.3% reduction in left ventricular longitudinal strain and radial strain; 63.3% decreased circumferential strain, area strain and 60% decreased twist angle and 56.7% decreased left ventricular torsion.

2. The association between global left ventricular torsion, twist and strains measured on three dimension speckle tracking echocardiography with clinical and subclinical characteristics in patients with chronic heart failure:

The 3D global left ventricular strains decreased with the NYHA increase and were correlated with a 6-minute walking distance (r = 0.5 – 0.65; p<0.01). The left ventricular twist, torsion are correlated with a 6-minute walk.

There are fairly close correlation between tension parameters (GLS r= -0.67, GRS r= 0.80. GCS r= -0.80, GAS r= -0.83, p<0.001) of the left ventricle to EF and the moderate correlation between the torsion angle, the torsion r = 0.56, Torsion r= 0.62; p<0.05) of the left ventricular to EF. The closest correlation is seen between gas area tension and EF.

There was a moderate correlation between twist, torsion  with ejection fraction, 2D global left ventricular longitudinal strain and are moderately correlated with left ventricular end-diastolic diameter (Dd), left ventricular end-diastolic volume (EDV) and fractional shortening (FS).

3D global left ventricular strains are strongly correlated with ejection fraction, 2D global left ventricular longitudinal strain and are moderately correlated with left ventricular end-diastolic diameter (Dd), left ventricular end-diastolic volume (EDV) and fractional shortening (FS).

The correlation between 3D global LV strains, twist and torsion with ejection fraction was found to be weaker in the group with preserved ejection fraction than in group with reduced ejection fraction.

Chia sẻ