Nghiên cứu biến đổi nồng độ H-FABP huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên

  09:57 AM 15/03/2022

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu biến đổi nồng độ H-FABP huyết thanh ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên”

Chuyên ngành:    Nội tim mạch 

Mã số:    62.72.01.41

Họ và tên nghiên cứu sinh:     Nguyễn Thanh Phong

Họ và tên Người hướng dẫn: 

1. PGS.TS. Phạm Nguyên Sơn

2. PGS.TS. Nguyễn Hồng Sơn

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

Đề tài nghiên cứu vai trò H-FABP trong chẩn đoán và tiên lượng trên đối tượng nhồi máu cơ tim (NMCT) cấp có ST chênh lên.

- Điểm cắt nồng độ H-FABP trong chẩn đoán NMCT cấp ST chênh lên là 6,00 ng/ml với AUC = 0,945, KTC 95%: 0,917 - 0,973, p < 0,01, Se 88,4 %, Sp 95,2%.

- Bệnh nhân NMCT cấp ST chênh lên nhập viện từ trước 6 giờ sau khởi phát triệu chứng, giá trị chẩn đoán của H-FABP dựa vào diện tích dưới đường cong, độ nhạy và độ đặc hiệu sẽ có giá trị cao nhất, cao hơn hs-TnT và CKMB, cụ thể: nhóm nhập viện ≤ 3 giờ, H-FABP có AUC: 0,956, Se: 92,5%, Sp: 95,2%, tương ứng với hs-TnT (0,898, 90%, 80,8%) và CKMB (0,74, 42,5%, 76,7%); nhóm nhập viện > 3-6 giờ, H-FABP có AUC: 0,979, Se: 94,9%, Sp: 95,2%, tương ứng với hs-TnT (0,978, 97,4%, 80,8%) và CKMB (0,874, 71,8%, 76,7%).

            - Bệnh nhân NMCT cấp có ST chênh lên có nồng độ H-FABP lúc nhập viện tăng trên điểm cắt dự báo biến cố 62,75 ng/ml thì có nguy cơ tử vong nội viện cao hơn nhóm không tăng, với OR = 18,2, KTC 95%: 2,31 – 143,2,  p < 0,01 và khi theo dõi 30 ngày sau NMCT cấp, sẽ có nguy cơ gặp các biến cố cao hơn với HR = 8,66, KTC 95%: 1,04 - 72,97, p < 0,05 (Mô hình hồi quy Cox).

                                                                                  

THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

 

Name of thesis: “Study on the changes in serum H FABP levels in patients          with ST- segment elevation myocardial infarction”

Speciality: Cardiology Medicine

Code:     62.72.01.41

Name of graduate student:     Nguyen Thanh Phong

Science instructors: 

1. Assoc. Prof. PhD. Pham Nguyen Son

2. Assoc. Prof. PhD. Nguyen Hong Son

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scinetific contribution of the thesis:

               The thesis to study the role of H-FABP in diagnosis and prognosis for patients with ST- segment elevation myocardial infarction (STEMI).

               - The cut-off point of H-FABP in the diagnosis of STEMI is 6,00 ng/ml with AUC = 0,945, CI 95%: 0,917 - 0,973, p < 0,01, Se 88,4 %, Sp 95,2%.

               - In the patients with STEMI who were hospitalized before 6 hours after symptom onset, the diagnostic value of H-FABP based on area under the curve, sensitivity and specificity will has the highest value and also higher than hs-TnT and CKMB, specifically: group hospitalized ≤ 3 hours, H-FABP had AUC: 0.956, Se: 92.5%, Sp: 95.2%, respectively to hs-TnT (0.898, 90%, 80.8%) and CKMB (0.74, 42.5%, 76.7%); group hospitalized > 3-6 hours, H-FABP had AUC: 0.979, Se: 94.9%, Sp: 95.2%, respectively to hs-TnT (0.978, 97.4%, 80.8%) and CKMB (0.874, 71.8%, 76.7%).

               - The STEMI patients with H-FABP levels at admission above the predictive cardiovascular event cut-off point of 62.75 ng/ml had a higher risk of in-hospital mortality than the group of patient has H-FABP level lower, OR = 18,2, CI 95%: 2,31 - 143,2,  p < 0,01, and at 30-day follow-up after an acute myocardial infarction, there is an increased risk of cardiovascular events, HR = 8,66, CI 95%: 1,04 - 72,97, p < 0,05 (Cox regression model).

                                    

Chia sẻ