Bệnh tay chân miệng vào mùa

  05:10 PM 28/07/2020
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra chủ yếu là 2 nhóm tác nhân thường gặp Coxsackie virus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

 

  • Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, thường tự khỏi trong 7-10 ngày
  • Biểu hiện chính là + Sốt nhẹ

                                         + Loét miệng

                                         + Phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối

                                         + Nôn

  • Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm thường ngày thứ 2-5 của bệnh

                              + Viêm não màng não

                              + Viêm cơ tim

                              + Phù phổi cấp          

  • Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc theo dõi sát, phát hiện sớm và điều trị biến chứng là rất quan trọng:

           + Khi trẻ có dấu hiệu ăn kém, chảy dãi, khóc, đau miệng, sốt nhẹ sau 1-2 ngày là hết sốt kèm theo có ban lòng bàn chân, tay, gối, mông là cần nghĩ đến bệnh tay chân miệng.

            + Khi trẻ có các biểu hiện sốt cao >= 39 độ C, sốt trên 2 ngày, uống thuốc hạ sốt không hạ, buồn nôn hay nôn nhiều, quấy khóc là dấu hiệu chuyển độ cần theo dõi sát và ba mẹ cho trẻ tới bệnh viện ngay.

            + Khi trẻ có các biểu hiện giật mình chới với (xẩy ra lúc mới ngủ trẻ giật mình, mở mắt sau đó lại nằm im), đi lại loạng choạng như người say rượu, lờ đờ, thở nhanh, người run, tay chân yếu là các dấu hiệu bệnh nặng lắm rồi.

             + Khi trẻ thở mệt, da nổi vân tím, vã mồ hôi lạnh, tay chân lạnh, không sờ thấy mạch hay quá nhanh, co giật, hôn mê là dấu hiệu rất nặng đe dọa tử vong ở trẻ.

Phòng bệnh tay chân miệng như thế nào?

            + Rửa tay thường xuyên đối với cả trẻ và người chăm sóc trẻ.

            + Vệ sinh đồ chơi và nơi sinh hoạt của trẻ.

            + Cho trẻ nghỉ học khi phát hiện bệnh ít nhất 10 ngày tránh lây cho trẻ xung quanh.

Chăm sóc trẻ khi mắc bệnh như thế nào?

             + Tắm rửa vệ sinh hằng ngày cho trẻ tránh ngứa ngáy khó chịu.

             + Không cần phải bôi các loại thuốc lên bề mặt mụn nước sẽ làm bác sĩ khó phân biệt tính chất của mụn nước.

             + Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mát sẽ làm cho trẻ dễ nuốt, đỡ khó chịu, giảm đau rát. Không ăn chất cay, chua, nóng.

             + Đây là bệnh lý do virus gây nên nên nếu không có bội nhiễm không phải dùng kháng sinh.

 

BS. Tăng Thị Minh Thu

Khoa Nhi – Bệnh viện TWQĐ 108

Chia sẻ