Đề tài luận án: “Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm gan nhiễm độc cấp nặng bằng biện pháp thay huyết tương tích cực’’.
Chuyên ngành: Nội tiêu hóa Mã số: 62 72 01 43
Nghiên cứu sinh: Lê Quang Thuận
Người hướng dẫn: HD1: PGS.TS. Phạm Duệ; HD2 : PGS.TS. Vũ Văn Khiên
Cơ sở đào tạo: Viện nghiên cứu khoa học Y Dược lâm sàng 108
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận: đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá hiệu quả điều trị viêm gan nhiễm độc (VGNĐ) cấp nặng bằng biện pháp thay huyết tương tích cực. Đã đưa ra được phác đồ thay huyết tương tích cực điều trị VGNĐ cấp nặng dựa theo tiến triển của mỗi trường hợp cụ thể, thay vì một phác đồ duy nhất cho tất cả các bệnh nhân. Chứng minh được thay huyết tương tích cực có hiệu quả hơn, giúp giảm tỷ lệ tử vong hơn so với thay huyết tương thường qui trong điều trị VGNĐ cấp nặng. Thay huyết tương tích cực có tính an toàn cao, các biến chứng ít và không nguy hiểm, tỷ lệ biến chứng tương tự so với thế giới. Nghiên cứu cũng chỉ ra được một số yếu tố có giá trị tiên lượng bệnh nhân VGNĐ cấp nặng điều trị bằng biện pháp này.
Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án: thay huyết tương tích cực có đặc trưng là chỉ định sớm và tính toán các cuộc thay huyết tương tiếp theo dựa vào theo dõi có kế hoạch dấu hiệu lâm sàng và xét nghiệm đặc trưng. Đảm bảo tính tích cực giúp đào thải nhanh và nhiều chất độc, hỗ trợ tốt gan suy. Do vậy, biện pháp này sẽ không chỉ có tác dụng tốt với các trường hợp viêm gan nặng, suy gan cấp do VGNĐ mà còn có hiệu quả tốt cho viêm gan nặng, suy gan cấp do nhiều nguyên nhân khác. Nghiên cứu cũng luận giải được cơ sở nâng cao hiệu quả điều trị là áp dụng một phác đồ tích cực với tính mềm dẻo, cá thể hóa với từng bệnh nhân. Trên thế giới, nghiên cứu cũng cho thấy hiệu quả của phác đồ thay huyết tương thể tích cao đồng loạt cho các trường hợp suy gan cấp. Thực chất của thay huyết tương tích cực cũng là thay huyết tương thể tích cao cho bệnh nhân cần, đúng hơn là thay huyết tương đáp ứng sự cần thiết của tình trạng bệnh của từng bệnh nhân. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài có thể là (i) ứng dụng và mở rộng kỹ thuật thay huyết tương tích cực cho các trường hợp suy gan cấp do nhiều nguyên nhân khác; (ii) nghiên cứu so sánh hiệu quả thay huyết tương thể tích cao và thay huyết tương tích cực điều trị suy gan cấp.
THE NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS
Name of the thesis: “Study on the effectiveness of aggressive plasma exchange in the treatment of acute severe toxic hepatitis’’
Speciality: Gastroenterology Code: 62 72 01 43
Full name: Le Quang Thuan
Full name of supervisor:
1. Assoc. Prof. Pham Due; 2. Assoc. Prof. Vu Van Khien
Educational foundation: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.
Summary of new main scientific contribution of the thesis: in Vietnam, this was the first research for evaluating the effectiveness of aggressive plasma exchange in the treatment of acute severe toxic hepatitis. A flexible protocol of aggressive plasma exchange for each of patients was established and based on degree of toxic hepatitis instead of fixed protocol for all. Aggressive plasma exchange was proved more effective, decreased mortality in comparison with routine plasma exchange for the treatment of acute severe toxic hepatitis. Aggressive plasma exchange was safe, had few complications and similar rate of complications as other studies of plasma exchange in the world. Some of prognosis factors was shown in acute severe toxic hepatitis patient treated by aggressive plasma exchange.
New discoveries, suggestion abstracted from results of the research: aggressive plasma exchange were early indication and calculation for the next course of plasma exchange according to a planned following by specific clinical signs and laboratory tests. Aggressive plasma exchange helped to quickly eliminate toxins and to support liver functions. So, this method had good effectiveness for not only acute severe hepatitis and liver failure by toxins but also other causes. The study explained the origin for effective improvement of aggressive plasma exchange was to apply an aggressive and flexible protocol for each individual patients. In the world, high volume plasma exchange was proved its effectiveness for all kind of liver failure. The essence of aggressive plasma exchange was high volume plasma exchange in the way of its satisfying for each individual patients of liver failure. So, the future study could be (i) to apply and expand the indication of aggressive plasma exchange for liver failure caused by other reasons not only toxins; (ii) to compare the effectiveness of high volume plasma exchange and aggressive plasma exchange in the treatment of acute liver failure.