Nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim

  05:18 PM 03/06/2019

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu hiệu quả khôi phục huyết động của bóng đối xung nội động mạch chủ trong điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim”.

Chuyên ngành:Gây mê - Hồi sức

Mã số:62.72.01.22

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Mạnh Dũng

Họ và tên Người hướng dẫn:

1. PGS.TS. Trần Duy Anh

2. PGS.TS. Lê Thị Việt Hoa

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

- Đề tài được triển khai nhằm đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phương pháp bơm bóng đối xung nội động mạch chủ trong hỗ trợ điều trị sốc tim do nhồi máu cơ tim.

- Nghiên cứu được triển khai công phu, khách quan và trung thực, trên 45 bệnh nhân tại Bệnh viện TWQĐ 108 và Viện Tim Hà Nội, thời gian: 2012-2017.

-Đề tài đã chứng minh được hiệu quả và tính an toàn ổn định của kỹ thuật bơm bóng đối xung động mạch chủ, đây là một kỹ thuật mới - phương pháphỗ trợ huyết động ít xâm lấn, trong hồi sức tuần hoàn cho các bệnh nhân bị sốc tim sau nhồi máu cơ tim cấp.

- Kết quả chỉ rõ huyết độngđược khôi phục nhanh sau đặt bóng (nhịp tim, huyết áp động mạch, chỉ số cung lượng tim-CI, phân suất tống máu thất trái- EF, sức cản mạch hệ thống- SVR…); nồng độ lactac máu, liều thuốc vận mạch và thuốc cường tim giảm có ý nghĩa sau 48 giờ; hiệu quả hỗ trợ điều trị tốt: thời gian bệnh nhân  thoát sốc là 24,1 ± 6,2 giờ,  tỷ lệ sống là 57,8%.Đề tài cũng đánh giáhiệu quả của bóng đối xung nội động mạch chủtheo các phân nhóm khác nhau (nhóm đặt bóng trước 12 giờ và sau 12 giờ  kể từ khi bệnh nhân bị sốc tim,  nhóm có hoặc không tái thông mạch vành qua da) làm cơ sở đưa ra khuyến cáo chỉ định đặt bóng hợp lý trong thực hành lâm sàng.

- Đây thực sự là những kết quả rất đáng khích lệ khi triển khai ứng dụng các kỹ thuật mới trong hồi sức bệnh nhân sốc tim do nhồi máu cơ tim, làđiều kiện quan trọng- cầu nối cho các can thiệp tái thông mạch vành, giúp nâng cao hiệu quả cấp cứu và điều trị.

 

THE MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE THESIS

Name of thesis: “Study on the hemodynamic effect ofintra-aortic balloon pump counterpulsation (IABP) therapy in patients with cardiogenic shock after myocardial infarction”.

Specialty:Anesthesia and Critical Care

Code: 62.72.01.22

Name of doctoral student: Nguyen Manh Dzung

Name of supervisors:

1.A/ Prof. PhD. Tran Duy Anh

2.A/ Prof. PhD. Le Thi Viet Hoa

Educationnal foundation: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summaries of scinetific contribution of the thesis:

- The research was conducted out to assess the effectiveness and safety of intra-aortic balloon pump counterpulsation (IABP) in hemodynamic support to patients with cardiogenic shock due to myocardial infarction.

- The research was performed in such a systematic, sophisticated and scientific method. A total of 45 patients diagnosed with cardiogenic shock received mechanical support with (IABP) at the 108 Military Central Hospital and Hanoi Heart hospital from 2012 to 2017.The research has demonstrated the effectiveness and stable safety of intra-aortic balloon pump counterpulsation (IABP), a new and less-invasive technique in hemodynamic support for patients with cardiogenic shock after acute myocardial infarction.

- The results indicated hemodynamic indexs(heart rate, arterial blood pressure, cardiac index-CI, left ventricular ejection fraction - EF, systemic vascular resistance - SVR ...) recover rapidly afterIABP placement.There was statiscally significant reductions in plasmalactate concentration, the doses of vasopressor and inotropes after 48 hours of intervention. The median duration for patient to recover from shock was 24.1 ± 6.2 hours and the survival rate was 57.8%. Patients in the research were divided into two sub-groups (IABP insertion within 12 hours and after 12h of cardiogenic shock diagnosis; with or without percutaneous coronary revascularization) tobe a scient the recommendations for the placement of IABP in clinical practice.

- The research has shown encouraging results in deploying a new technique forhemodynamic resuscitation of patients with cardiogenic shockafter myocardial infarction, which is also an important bridge for coronary revascularizationand improves the effectiveness of the emergency management and treatment.

Chia sẻ