Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% trên một số chỉ số xét nghiệm trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo

  04:49 PM 31/12/2019

Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của dịch rửa sorbitol 3% hoặc natriclorid 0,9% trên một số chỉ số xét nghiệm trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo”

Chuyên ngành: Gây mê hồi sức.                                                 

Mã số: 62.72.01.22

Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Văn Đáng

Họ và tên người hướng dẫn:

1. TS. Hoàng Văn Chương

2. PGS.TS. Nguyễn Phú Việt

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Khoa học Y Dược lâm sàng 108

Tóm tắt những đóng góp mới của luận án:

 Vấn đề mới của đề tài là đưa ra được vai trò của dịch rửa natriclorid 0,9% trong phẫu thuật nội soi cắt tuyến tiền liệt qua niệu đạo (bipolar-TURP) nhằm hạn chế biến chứng và giảm nguy cơ tử vong. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng ở các bệnh viện lớn trong cả nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc so sánh hai nhóm đã chứng minh được hiệu quả sử dụng dung dịch rửa bằng natriclorid 0,9% an toàn và hiệu quả. Hai nhóm có sự khác biệt về sử thay đổi natri máu ở thời điểm sau mổ. Luận án góp phần tiếp tục khẳng định hấp thu dịch rửa không điện giải, nhược trương so với máu (sorbitol 3%) trong phẫu thuật TURP gây pha loãng hạ natri máu (135,58±3,79 mmol/l so với 137,18±3,10 mmol/l trước mổ; p <0,05) và hội chứng nội soi. Các trường hợp Na máu hạ < 130 mmol/l đều bị buồn nôn, nôn, đau đầu, bồn chồn, kích thích... Điều này chứng tỏ việc sử dụng dịch rửa ít làm thay đổi điện giải là rất cần thiết, để hạn chế tác dụng không mong muốn do hạ điện giải cũng như các biến chứng nguy hiểm khác vì các đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm người cao tuổi.

Hội chứng hấp thu dịch rửa chỉ xảy ra ở nhóm 1, điều này hoàn toàn phù hợp về sự khác nhau rõ rệt về thể tích hấp thu dịch rửa của hai nhóm, nhóm 1 có thể tích hấp thu nhiều hơn (324 ± 298ml ở nhóm natriclorid 0,9% so với 693 ± 534ml ở nhóm sorbitol 3%, p<0,05). Từ kết quả này tác giả đã có khuyến cáo sử dụng dịch rửa bằng NaCl 0,9% trong phẫu thuật nội soi tuyến tiền liệt. Dựa trên kết quả sẽ tiếp tục mở ra hướng nghiên cứu đánh giá sử dụng dịch rửa NaCl 0,9% để rửa trường phẫu thuật trong các cuộc phẫu thuật khác nhau và trên các đối tượng khác nhau nhằm đảm bảo an toàn trước, trong và sau phẫu thuật. Luận án đã bổ sung thêm các nghiên cứu đang còn ít về hội chứng hấp thu dịch rửa, từ đó chủ động theo dõi diễn biến của bệnh nhân, nhất là trong những trường hợp thực hiện cuộc mổ kéo dài.

PAGE INFORMATION ON the new main scientific contribution of the thesis

Official thesis title: Study on the effect of 3% sorbitol irrigating solution or 0.9% sodium chloride solution on some test indicators in the transurethral resection of the prostate (TURP)

Specialty: Anesthesia - Resuscitation

Code: 62720122

Name of PhD student: Nguyen Van Dang

Name of supervisor:

1. Hoang Van Chuong, PhD.

2. Assoc. Prof. Nguyen Phu Viet, PhD

Training facility: 108 Institute of Clinical Medical and Pharmaceutical Sciences.

Summary of new main scientific contribution of the thesis:

The new issue of the topic is to present the role of 0.9% sodium chloride irrigating fluid in transurethral resection of the prostate (bipolar-TURP) to limit complications and reduce the risk of death. The research results of the thesis can be applied in major hospitals throughout the country. The results of the study showed that the comparison of the two groups proved that using 0.9% sodium chloride irrigating solution was safe and effective. The two groups had differences in the changes of blood sodium at the time after surgery. The thesis contributes to further confirming the absorption of blood-compared hypotonic non-electrolyte irrigating fluid (sorbitol 3%) in TURP surgery causing dilution-related hyponatremia (135.58 ± 3.79 mmol/l vs. 137.18 ± 3.10 mmol/l before surgery; p<0.05) and transurethral resection (TUR) syndrome. Cases of hyponatremia <130 mmol/l are suffered from nausea, vomiting, headache, restlessness, irritation etc. This proved that using irrigating fluid that caused minimal changes in electrolytes is essential to limit undesirable effects due to lowering electrolytes as well as other dangerous complications because the study participants were belong to the elderly group.

The irrigation solution absorption syndrome occurred only in group 1, which was entirely consistent with the significant differences in the absorption volume of irrigating solution in both groups, the group 1 had a greater absorption volume (324 ± 298ml in the 0.9% sodium chloride group vs. 693 ± 534ml in 3%sorbitol group, p <0.05). From this result the author has recommendations on using 0.9% NaCl irrigating solution in prostate laparoscopic surgery. Based on the results, it will continue to open the research direction to evaluate the use of 0.9% NaCl irrigating solution to wash surgical fields in different surgeries and on different subjects to ensure safety before, during and after surgery. The thesis has added to limited evidence of the irrigation solution absorption syndrome, thereby the patients' progress can be followed actively, especially in cases of prolonged surgery.

Chia sẻ