Ventolin Inhaler 100mcg (SĐK: VN–18791-15)

  03:29 PM 22/03/2023

1.Thành phần

Hoạt chất: 100mcg salbutamol (dạng sulfate)/ 1 liều xịt.

2. Thuốc này là thuốc gì

Thuốc Ventolin Inhaler là một loại thuốc được sản xuất, bào chế theo quy cách bình xịt định liều điều áp. Thành phần chính của thuốc là hoạt chất sanbutamol dạng sufate. Dụng cụ xịt được thiết kế dạng đặc biệt để người dùng có thể xịt vào miệng giúp thuốc có thể phát huy công dụng như ngay lập tức.

3. Chỉ định

Sanbutamol là chất đồng vận chọn lọc trên thụ thể adrenegic beta2, được chỉ định điều trị hoặc ngăn ngừa co thắt phế quản. Thuốc có tác dụng dãn phế quản ngắn (4 giờ) trong tắc nghẽn đường thở có khả năng hồi phục do hen, viêm phế quản mạn tính và khí phế thũng. Với những bệnh nhân hen, sanbutamol có thể làm giảm triệu chứng khi sẩy ra cơn hen và phòng ngừa  trước các tình huống đã biết sẽ khởi phát cơn hen.

Đối với những bệnh nhân hen dai dẳng thuốc dãn phế quản không nên được sử dụng như là thuốc điều trị duy nhất hoặc như là thuốc điều trị chủ yếu. Đối với bệnh nhân hen dai dẳng không đáp ứng với Ventolin, cần phải điều trị  bằng corticosteroid dạng hít để đạt được và duy trì kiểm soát. Việc không đáp ứng với liều điều trị bằng VENTOLIN có thể là dấu hiệu bệnh nhân cần được đánh giá y khoa hoặc điều trị khẩn cấp.

4. Liều dùng và cách dùng

Cách dùng: VENTOLIN có thời gian tác dụng từ 4 đến 6 giờ ở phần lớn bệnh nhân.

Sử dụng ngày càng nhiều các chất đồng vận beta2, có thể là một dấu hiệu của bệnh hen ngày càng nặng lên. Trong những trường hợp này có thể cần tiến hành việc tái đánh giá kế hoạch điều trị của bệnh nhân và nên xem xét đến việc điều trị kết hợp với glucocorticosteroid.

Khi dùng liều quá cao có thể gây tác dụng không mong muốn do đó chỉ nên tăng liều hay tăng số lần sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.

VENTOLIN chỉ được xịt theo đường miệng.

Liều dùng:

Giảm co thắt phế quản cấp

- Người lớn: 100mcg hoặc 200mcg.

- Trẻ em: 100mcg, nếu cần thiết có thể tăng liều đến 200mcg.

Phòng ngừa co thắt phế quản gây ra do dị nguyên hay do gắng sức

- Người lớn: 200mcg trước khi gắng sức hay tiếp xúc với dị nguyên.

- Trẻ em: 100mcg trước khi gắng sức hay tiếp xúc với dị nguyên, nếu cần thiết có thể tăng liều đến 200mcg.

Điều trị bệnh mạn tính

- Người lớn: lên đến 200mcg 4 lần mỗi ngày.

- Trẻ em: lên đến 200mcg 4 lần mỗi ngày.

VENTOLIN dùng khi cần nhưng không sử dụng vượt quá 4 lần một ngày. Sự phụ thuộc vào việc dùng thuốc bổ sung hoặc việc tăng liều đột ngột cho thấy bệnh hen đang tiến triển xấu đi

5. Chống chỉ định

Các dạng bào chế Ventolin không được dùng cho các trường hợp dọa sẩy thai trong 6 tháng đầu của thai kỳ.

Ventolin được chống chỉ định cho bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ chất nào có trong thành phần.

Không chống chỉ định cho bệnh nhân đang được điều trị với MAO.

6. Tác dụng không mong muốn

Rối loạn hệ miễn dịch

- Rất hiếm: Các phản ứng quá mẫn bao gồm phù mạch, mày đay co thắt phế quản, hạ huyết áp và trụy mạch.

Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng.

- Hiếm: Hạ kali huyết nghiêm trọng có thể là hậu quả của việc điều trị bằng chất đồng vận beta2.

Rối loạn hệ thần kinh:

- Phổ biến: rùng mình, đau đầu.

- Rất hiếm: Tăng hoạt động

Rối loạn tim:

- Phổ biến - Nhịp tim nhanh.

- Không phổ biến:  Đánh trống ngực.

- Rất hiếm: Loạn nhịp tim bao gồm rung nhĩ, nhịp nhanh trên thất và ngoại tâm thu.

Rối loạn mạch:

- Hiếm gặp: Giãn mạch máu ngoại biên.

Rối loạn hô hấp ngực và trung thất.

- Rất hiếm: Phế quản nghịch lý.

Rối loạn tiêu hóa:

- Không phổ biến: kích ứng họng và miệng.

Rối loạn cơ xương và mô liên kết:

- Không phổ biến: chuột rút.

Tương tác với các thuốc khác: Thường không nên kê toa Ventolin cho bệnh nhân dùng đồng thời với những chẹn beta không chọn lọc như propranonol.

Không chống chỉ định dùng Ventolin cho những bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ức chế monoamine oxidase. MAO ls).

7. Tương tác thuốc

Trong quá trình sử dụng thuốc Ventolin lih. 100mcg, có thể sẩy ra hiện tượng cạnh tranh hoặc tương tác giữa thuốc Ventolin  lih. 100mcg với thức ăn hặc các thuốc, thực phẩm chức năng khác như:

Các thuốc chống trầm cảm và MAO như: Citanopram, Amitriptylin, Setramine.

Thuốc chẹn Beta không chọn lọc như: Nadonol;  labetalol, Hdrochloride...

Metylxathine, các Steroid, thuốc lợi tiểu có thể gây giảm kali máu.

Bệnh nhân nên liệt kê các thuốc thảo dược, vitamin và thực phẩm chức năng đang sử dụng để bác sĩ có thể biết và tư vấn chính xác tránh tương tác giữa các thuốc với nhau gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người bệnh.

8. Dược động học

Hấp thu: Sau khi dùng đường hít, khoảng 10 đến 20% liều dùng đến được đường hô hấp dưới. Phần còn lại được giữ trong thiết bị khí dung hoặc lắng đọng tại vùng miệng hầu, nơi thuốc được nuốt vào phần lắng đọng trên đường dẫn khí được hấp thu vào mô phổi và vòng tuần hoàn nhưng không được chuyển hóa ở phổi.

Phân bố: Salbutamol được gắn kết với protein huyết tương khoảng 10%.

Chuyển hóa: Trong vòng tuần hoàn toàn thân, Salbutamol được chuyển hóa ở gan và được bài tiết ở nước tiểu dưới dạng không đổi và dưới dạng phenolic sulphate.

Phần lớn nuốt vào sau khi xịt được hấp thu qua đường tiêu hóa và được chuyển hóa bước đầu một cách đáng kể thành phenolic sunphate. Cả phần thuốc không biến đổi và phần liên kết được bài tiết chủ yếu qua đường nước tiểu.

Thải trừ: Salbutamol tiêm tĩnh mạch có thời gian bán hủy từ 4-6 giờ và thanh thải một phần qua thận và một phần qua chuyển hóa thành chất không hoạt tính 4-0 Sunphate (phenolic sunphate) cũng được bài tiết qua nước tiểu. Một phần nhỏ của thuốc được bài tiết qua phân. Sau khi dùng một liều Sanbutamol đường tiêm tĩnh mạch, đường uống hay đường hít, đa phần lượng Sanbutamol được bài tiết trong vòng 72 giờ.

9. Tài liệu tham khảo

Dược thư quốc gia Việt Nam

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Chia sẻ