Hội thảo khoa học: Tầm quan trọng của đáp ứng bướu trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn

  02:20 PM 08/05/2019
Ngày 8/5, tại Hội trường Viện Ung thư – Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Hội thảo về tầm quan trọng của đáp ứng bướu trọng điều trị ung thư đại trực tràng di căn với sự chủ trì của PGS.TS.BS Nguyễn Thị Minh Phương – Viện trưởng Viện Ung thư.

Tại Hội thảo, các Bác sĩ đã được nghe báo cáo của TS.BS Nguyễn Việt Long, Chủ nhiệm khoa Hóa trị liệu và bệnh máu, Viện Ung Thư và TS.BS Lê Văn Thành, Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật Gan, mật, tụy  -Viện tiêu hóa, Bệnh viện TWQĐ 108 trình bày về vai trò của điều trị toàn thân trong tối đa hóa đáp ứng khối bướu ung thư đại trực tràng di căn (mCRC) và chiến lược điều trị Ung thư đại trực tràng di căn gan toàn cầu (Colorectal Liver Meet).

TS.BS Lê Văn Thành, Viện tiêu hóa trình bày tại Hội thảo

Ung thư đại trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất hiện nay đang rất cần những giải pháp điều trị mới. Các bệnh nhân bị ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm có thể loại bỏ ung thư bằng phương pháp phẫu thuật trước, theo sau là xạ trị hoặc hóa trị để ngăn chặn bệnh tái phát. Tuy nhiên, đối với trường hợp bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn có khối u đã di căn đến các bộ phận khác của cơ thể, cơ hội chữa khỏi bệnh của họ bị suy giảm đáng kể”

Theo dữ liệu từ Globocan 2012, ung thư đại trực tràng chiếm vị trí thứ ba về tỉ lệ mắc bệnh (hơn 1,36 triệu ca bệnh mới mỗi năm) xếp sau ung thư phổi (1,82 triệu ca bệnh mới mỗi năm) và ung thư vú (1,67 triệu ca bệnh mới mỗi năm). Theo Jemal A et al.CA Cancer J Clin 2011; 61:69–90, bệnh này rất phổ biến chủ yếu tại các nước đang phát triển. Mỗi năm tại Việt Nam có 8.768 trường hợp mắc bệnh ung thư này và 5.796 trường hợp tử vong vì bệnh.

Ung thư đại trực tràng phát triển từ ruột kết và trực tràng. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư đại trực tràng di căn chủ yếu được phát hiện ở người từ 50 tuổi trở lên, thường liên quan đến các yếu tố khác nhau bao gồm: tuổi tác (9 trên 10 bệnh nhân mắc bệnh này trên 50 tuổi), rối loạn di truyền, tiền sử gia đình (20% bệnh nhân mắc bệnh ung thư đại trực tràng có người thân trong gia đình cũng mắc bệnh này), và các nguy cơ mắc bệnh có từ trước như pô-líp và bệnh tiểu đường tuýp 2. Yếu tố béo phì, hút thuốc, chế độ ăn uống (ăn thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao hơn 3 lần đối với nam giới) và thức uống có cồn cũng đồng thời làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng.

Các triệu chứng của ung thư đại trực tràng rất đa dạng, bao gồm những triệu chứng không liên quan lẫn liên quan đến tiêu hóa. Triệu chứng không liên quan đến tiêu hóa bao gồm mệt mỏi, thiếu máu, tim đập hồi hộp, chán ăn, sụt cân, da bị nhạt màu và tắc nghẽn mạch máu. Trong khi đó, những triệu chứng liên quan đến tiêu hóa gồm viêm loét, viêm màng bụng, khó tiêu, đau bụng và có máu trong phân.

Tỉ lệ sống còn khi mắc ung thư đại trực tràng phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện và điều trị bệnh. Nếu bệnh được điều trị vào giai đoạn sớm, tỉ lệ sống còn của bệnh nhân tương đối tốt. Thậm chí có đến 6% bệnh nhân được điều trị vào giai đoạn 4 tiếp tục sống thêm năm năm sau khi được chẩn đoán.

 An Ngọc – Truyền thông BV TWQĐ 108

 

Chia sẻ